Các Khoản Chi Phí Được Trừ Khi Tính Thuế TNDN

Các khoản phí được trừ khi tính thuế TNDN là gì? Phải đáp ứng điều kiện gì thì mới được tính là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN? Hãy cùng theo dõi bài viết Kế Toán Lê Ánh để được giải đáp thắc mắc nhé!

1. Chi phí được trừ là gì? Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN là gì?

Chi phí hợp lý được trừ (Deductible Expenses) được hiểu đơn giản là những chi phí cần thiết trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ví dụ như: Chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương, chi trợ cấp,... và có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Chi phí được trừ là gì?

2. Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN là những khoản phí đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây:

- Các khoản chi thực tế được phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

- Các khoản chi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật

- Các khoản chi có giá trị hóa đơn lớn hơn hoặc bằng 20 triệu đồng (giá đã bao gồm thuế gia tăng giá trị) thì phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng (không được dùng tiền mặt).

Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

Ví dụ: Tháng 6/2022 công ty Thạch Anh có hóa đơn trị giá 30 triệu đồng chưa được thanh toán. Trong kỳ tính thuế năm 2021, công ty đã tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập phải chịu thuế.

Sang năm 2023, công ty Thạch Anh thực hiện thanh toán bằng tiền mặt. Vì thế công ty phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (tức là kỳ tính thuế năm 2022).

Trường hợp công ty có hóa đơn đầu vào in trực tiếp từ máy tính tiền ra theo quy luật về hóa đơn:

+ Nếu hóa đơn này trị giá từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp có thể căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để tính vào chi phí được trừ sau khi xác định thu nhập chịu thuế.

+ Nếu hóa đơn này có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp có thể căn cứ vào hóa đơn này và các chứng từ thanh toán bằng tiền mặt khác để tính vào chi phí được trừ sau khi xác định thu nhập phải chịu thuế.

Ngoài ra, các khoản chi phí không đáp ứng đủ các điều kiện bên trên được gọi là chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN.

Ví dụ: Ngày 28/4/2022, công ty ABC nộp tờ khai thuế GTGT quý 1/2022, theo số liệu trên tờ khai đó thì công ty phải nộp 100 triệu đồng tiền thuế GTGT quý 1, tuy nhiên công ty đã không nộp tiền thuế mà chỉ nộp tờ khai. Theo quy định của pháp luật thời hạn nộp tiền thuế GTGT quý 1/2022 chậm nhất là ngày 30/4/2022 nhưng đến ngày 14/6/2022 công ty ABC mới nộp tiền thuế GTGT quý 1.

⇒ Vậy số ngày nộp chậm tiền thuế của công ty ABC là 14 ngày.

⇒ Số tiền phạt nộp chậm thuế GTGT của công ty ABC là: 100 x 0,03% x 14= 420 000 đồng

⇒ Theo quy định của pháp luật, vậy chi phí 420 000 đồng này không được tính vào khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Tham khảo »» Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Thực Hành - 100% Học Thực Chiến Cùng Kế Toán Trưởng

3. Giải đáp những câu hỏi về chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

#Lô hàng bị thất lạc không rõ lý do có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN hay không?

Theo quy định tại TT 96, trường hợp hàng hóa bị mất, thất lạc không rõ lý do sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Tuy nhiên, đối với trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng nào khác không được nhận bồi thường thì khoản này sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:

- Doanh nghiệp phải tự xác định được tổng giá trị tổn thất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và những trường hợp bất khả kháng khác theo quy định pháp luật đưa ra.

- Phần giá trị bị tổn thất sẽ được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ cho phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc là cá nhân/tổ chức khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

#Công ty A có mua tài sản cố định về để sử dụng tại văn phòng, giá tài sản này là 32 triệu. Giám đốc dùng tài khoản ngân hàng cá nhân để thanh toán. Vậy chi phí này có được ghi nhận là chi phí hợp lý được trừ hay không?

Câu trả lời là không, tuy rằng hóa đơn để mua tài sản cố định là trên 20 triệu đồng, nhưng do công ty không thanh toán qua tài khoản ngân hàng cho nên sẽ không được tính vào chi phí hợp lý được trừ.

#Nếu các khoản chi phí trích trước bị hết chu kỳ/kỳ hạn trích thì có được trích bù lại hay không?

Các khoản chi phí trích trước nếu như bị hết hạn chu kỳ hay kỳ hạn trích thì sẽ không được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp khi trích bù.

#Vào đợt dịch, các khoản chi phí để mua nước rửa tay, khẩu trang hay chi phí xét nghiệm Covid-19 cho nhân viên có được tính vào khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?

Có, nếu như công ty có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp và chứng từ không thanh toán bằng tiền mặt trong trường hợp hóa đơn mua hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ trên 20 triệu đồng và tổng chi có tính chất phúc lợi nhân viên không được quá bình quân thực tế 1 tháng lương trong năm mà công ty đó tính thuế.

#Công ty A bị phạt 30 triệu đồng vì vi phạm hành chính, công ty nộp bằng tài khoản ngân hàng của công ty. Vậy hỏi chi phí nộp phạt này có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN hay không?

Theo quy định của pháp luật, khoản chi phí nộp phạt do vi phạm hành chính sẽ không được tính vào khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

#Chi phí môi giới hoa hồng cho cá nhân có tính vào chi phí được trừ không?

Xem chi tiết: https://ketoanleanh.edu.vn/kinh-nghiem-ke-toan/chi-phi-moi-gioi-hoa-hong-cho-ca-nhan-co-tinh-vao-chi-phi-duoc-tru-khong.html

#Chi phí lương không đóng bảo hiểm có được tính là chi phí được trừ không?

1. Các trường hợp chi phí lương được tính là chi phí được trừ:

Lương cho người lao động để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Có đẩy đủ chứng từ như: Hợp đồng lao động, Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, …

Lưu ý: Đối với chi phí lương không đóng bảo hiểm:

  • Quy định của Luật bảo hiểm: Nếu doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho nhân viên, sẽ bị phạt chậm nộp và truy thu bảo hiểm khi cơ quan bảo hiểm phát hiện
  • Quy định của Luật thuế TNDN: Chi phí tiền lương của doanh nghiệp nếu có đầy đủ chứng từ hợp pháp thì được tính vào chi phí được trừ

⇒ Như vậy: Chi phí lương không đóng bảo hiểm cho nhân viên thực tế phát sinh được tính là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. (Tham khảo Công văn 3884/TCT-CS ngày 18/11/2013 của Tổng cục Thuế)

Ví dụ: Công ty Nam Hồng thành lập từ tháng 7/2014 nhưng trong quá trình hoạt động Công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên theo quy định. Khi trả lương nhân viên, công ty cung cấp đầy đủ chứng từ theo quy định. Khi tính thuế TNDN, công ty Nam Hồng vẫn được tính chi phí lương của nhân viên vào chi phí được trừ.

2. Các trường hợp chi phí lương không được tính là chi phí được trừ

- Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả.

- Tiền lương, tiền công không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.

- Tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng hợp đồng lao động hoặc hồ sơ quy chế của công ty như

Doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người nước ngoài trong đó có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ chứng từ, hóa đơn thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập của doanh nghiệp

Doanh nghiệp ký hợp đồng với người lao động và có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi này có tính chất tiền lương, tiền công và đầy đủ chứng từ, hóa đơn thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN

- Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi

- Mức dự phòng tiền lương hàng năm vượt quá 17% quỹ tiền lương thực hiện (Tiền lương thực chi trong năm).

- Quỹ dự phòng tiền lương, nhưng qua 30/6 của năm dự phòng chưa chi hết

- Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ);

- Thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.

Xem thêm: 

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) mà Kế Toán Lê Ánh muốn cung cấp cho bạn. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi bài viết, hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của các bạn trong các bài viết tiếp theo!

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toánkhóa học kế toán online/ offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích báo cáo tài chính... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh 

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM