Kinh doanh ngành nghề không đăng ký trong giấy phép kinh doanh bị xử phạt như thế nào?

Doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không đăng ký trong giấy phép kinh doanh bị xử phạt như thế nào? Bài viết này, Kế toán Lê Ánh sẽ giúp các bạn làm sáng tỏ những vấn đề này nhé.

1. Doanh nghiệp có được phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không có trong giấy phép kinh doanh không?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 7 – “Quyền của Doanh nghiệp” trong luật DN số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014, hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2015 thì doanh nghiệp được “Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”.

Điều này đã gây sự hiểu biết chưa chính xác của các doanh nghiệp hiện nay. Theo đó, nhiều doanh nghiệp hiểu rằng, doanh nghiệp được phép kinh doanh mọi ngành nghề, chỉ cần pháp luật không cấm.

Trên thực tế, doanh nghiệp cần hiểu theo đúng luật là doanh nghiệp được phép kinh doanh những mặt hàng, dịch vụ không cấm, tuy nhiên nếu những mặt hàng, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp cần phải có đáp ứng đủ điều kiện (có giấy phép) thì mới được phép kinh doanh.

Như vậy, với sự ra đời của nghị định 50/2016/NĐ-CP thì nghị định này đã  bác bỏ nội dung sau trong Điều 25, nghị định 155/2013/NĐ-CP, ngày 11 tháng 11 năm 2013 – Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kế hoạch đầu tư:

 “Vi phạm về việc kinh doanh ngành, nghề không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh ngành, nghề không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

Kinh doanh không đúng ngành nghề trên giấy ĐKKD

Kinh doanh ngành nghề không đăng ký trong giấy phép kinh doanh bị xử phạt như thế nào?

2. Quy định về Thuế đối với trường hợp doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng không có trong đăng ký kinh doanh

Trong trường hợp, doanh nghiệp đã mua mặt hàng không có trong đăng ký kinh doanh và đã bán ra rồi thì về mặt thuế xử lý ra sao?

a/ Về thuế GTGT đầu vào:

Căn cứ khoản 15, điều 14 thông tư 219/2013/TT-BTC, ngày 31/12/2013 – Quy định các trường hợp không được khấu trừ thuế GTGT và Khoản 1, 2 điều 15 thông tư 219/2013/TT-BTC về Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Cùng với hướng dẫn của Tổng Cục Thuế gửi Cục thuế Tây Ninh tại CV 1387/TCT-KK ngày 14/04/2015:

        “Trường hợp Công ty TNHH Vinkems kinh doanh ngành, nghề không thuộc ngành, nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì đề nghị Cục Thuế tỉnh Tây Ninh kiểm tra, xác định nếu trường hợp ngành, nghề kinh doanh của Công ty không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc ngành, nghề bị cấm kinh doanh thì thống nhất với đề xuất tại công văn số 297/CT-TTr ngày 26/01/2015 của Cục Thuế tỉnh Tây Ninh, cụ thể: chấp nhận việc kê khai thuế GTGT đầu vào đối với hoạt động kinh doanh ngành, nghề không thuộc ngành, nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH Vinkems. Cục Thuế tỉnh Tây Ninh hướng dẫn Công ty bổ sung ngành, nghề theo quy định.”

Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng, dịch vụ không có trong giấy phép kinh doanh, mà những mặt hàng đó không bị cấm hoặc có điều kiện thì doanh nghiệp vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hoạt động kinh doanh đó.

b/ Về thuế GTGT đầu ra:

Khi doanh nghiệp xuất hóa đơn bán hàng liên quan đến trường hợp này, doanh nghiệp phải tính, khai, nộp thuế GTGT đầu ra đầy đủ.

c/ Về chi phí đầu vào:

        Căn cứ Khoản 1 điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC, ngày 22/06/2015 – sửa đổi bổ sung thông tư 78/2014/TT-BTC về các khoản chi được trừ khi quyết toán thuế TNDN.

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt….”

Căn cứ 37 khoản chi phí không được trừ quy định tại văn bản nêu trên thì không có khoản chi nào liên quan đến việc kinh doanh ngành, nghề không đăng ký kinh doanh mà không được trừ cả.

Vậy chi phí đầu vào nếu đáp ứng đủ điều kiện tại Khoản 1 điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC, ngày 22/06/2015 – sửa đổi bổ sung thông tư 78/2014/TT-BTC là chi phí được trừ.

d/ Về ghi nhận Doanh thu:

Căn cứ Điều 7 thông tư 78/2014/TT-BTC, ngày 22/06/2015 về Thu nhập khác:

“Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy khoản thu về từ hoạt động kinh doanh mặt hàng không có trong đăng ký kinh doanh được gọi là Thu nhập khác.

ke-khai-thue-gtgt

e/ Về hạch toán kế toán:

Doanh nghiệp tiến hành hạch toán hoạt động kinh doanh những mặt hàng, dịch vụ không có trong giấy phép kinh doanh như sau: học hành chính nhân sự

Khi doanh nghiệp mua hàng về:

Nợ TK 152, 156:

Nợ TK 133:

Có TK 111, 112, 331:

Khi doanh nghiệp bán hàng ra:

Hạch toán thu nhập khác:

Nợ TK 131, 111, 112:

Có TK 711:

Có TK 33311:

Đồng thời hạch toán chi phí khác:

Nợ TK 811:

Có TK 156:

Như vậy Doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng không có trong giấy phép đăng ký kinh doanh thì:

– Nhà nước không cấm DN kinh ngành, nghề không GIẤY PHÉP KINH DOANH miễn là ngành, nghề đó không bị cấm. Nếu là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đảm bảo đủ kiều kiện kinh doanh theo quy định;

– Doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào;

– Doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN;

– Doanh nghiệp xuất hóa đơn và tính, kê khai thuế GTGT đầu ra bình thường;

– Doanh nghiệp không ghi nhận Doanh thu và Giá vốn khi bán ra mà ghi nhận vào thu khác và chi khác đối với hoạt động kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ không có trong giấy phép đăng ký kinh doanh;

Do vậy, để tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp, Kế toán Lê Ánh gợi ý doanh nghiệp nên bổ sung đăng ký kinh doanh, để đưa thêm những mặt hàng, dịch vụ đó vào giấy phép đăng ký kinh doanh.

Như vậy, bài viết trên kế toán Lê Ánh đã giải đáp cho các bạn câu hỏi "kinh doanh ngành nghề không đăng ký bị xử phạt như thế nào?". 

Xem thêm bài viết liên quan: Kinh doanh ngành nghề chưa đăng ký có bị phạt không

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Các lớp học kế toán Lê Ánh tổ chức, do các kế toán trưởng giỏi, trên 13 năm kinh nghiệm đứng lớp.

Ngoài chương trình đào tạo kế toán, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/