Khóa Học Kế Toán Quản Trị - 100% Giảng Viên Kế Toán Trưởng Trên 10 Năm Kinh Nghiệm
Kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán giải quyết các câu hỏi về tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Qua đó giúp các nhà quản lý doanh nghiệp ra các quyết định kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Thông tin kế toán quản trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc điều hành, kiểm soát và đánh giá doanh nghiệp.
Học kế toán quản trị rất cần thiết đối với những người làm kế toán nội bộ hoặc những nhà quản lý công ty. Học kế toán quản trị sẽ giúp các doanh nghiệp tìm được cách thức tốt nhất để đạt được mục tiêu của tổ chức thông qua việc phân tích các chỉ tiêu.
Trung tâm kế toán Lê Ánh tổ chức "Khóa Học Kế Toán Quản Trị" cung cấp cho những nhà quản trị, những kế toán nội bộ phương pháp quản lý tài chính và đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất.
Kế Toán Quản Trị Là Gì?
Trước khi lựa chọn học hay làm công việc kế toán quản trị, bạn cần phải hiểu kế toán quản trị là gì? Kế toán quản trị đóng vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?
➮ Kế toán quản trị chính là việc thu thập, phân tích, giải thích và truyền đạt thông tin cho các nhà quản lý, là cơ sở để các nhà quản lý đưa ra quyết định, lập kế hoạch cũng như kiểm soát, đảm bảo đạt được kế hoạch đề ra.
➮ Kế toán quản trị là lĩnh vực chuyên môn của kế toán nhằm nắm bắt các vấn đề về thực trạng, đặc biệt thực trạng tài chính của doanh nghiệp, qua đó phục vụ công tác quản trị nội bộ và ra quyết định quản trị.
➮ Thông tin của kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong quá trình vận hành của doanh nghiệp, đồng thời phục vụ việc kiểm soát, đánh giá doanh nghiệp đó. Thông tin mà kế toán quản trị cần nắm bắt bao gồm cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính.
➮ Bản chất của thông tin trong kế toán quản trị là thông tin quản lý, không phải thông tin tài chính đơn thuần.
Sự khác biệt cơ bản giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính
Kế toán quản trị
|
Kế toán tài chính
|
Phục vụ các đối tượng bên trong công ty.
Chú trọng đến sự kịp thời, không cần thật chính xác, thậm chí nhiều ước định. Nhấn mạnh liên quan để lập kế hoạch và kiểm soát nội bộ hơn.
Không bắt buộc tuân theo GAAP
|
Chủ yếu hướng đến đối tượng bên ngoài: thuế, đối tác...
Nhấn mạnh tính chính xác, khả năng xác minh còn.
Bắt buộc tuân theo GAAP
|
Xem thêm: