Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận
Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận buộc các kế toán viên trong quá trình làm việc phải tuân thủ nhằm thống nhất các hoạt động kế toán tại các đơn vị.

>>> Xem thêm: Nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán
Các nguyên tắc chung được thừa nhận, bao gồm:
1. Nguyên tắc giá phí
Việc phản ánh giá trị các tài sản, các khoản doanh thu, chi phí phải dựa trên giá gốc, giá ban đầu lúc nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Nguyên tắc này hỗ trợ cho công tác kế toán khi phản ánh giá trị đối tượng mà không chịu sự ảnh hưởng của giá cả thị trường.
2. Nguyên tắc xác định doanh thu
- Khái niệm doanh thu: doanh thu là toàn bộ lợi ích kinh ích kinh tế đơn vị thu được trong kỳ kế toán từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và chủ yếu của đơn vị, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
- Thời điểm xác định doanh thu: việc xác định doanh thu phụ thuộc vào loại hình sản phẩm dịch vụ đơn vị cung ứng.
Đối với đơn vị bán hàng: doanh thu được ghi nhận khi thực hiện chuyển gioa quyền sử hữu về sản phẩm, hàng hóa từ người bán sang người mua và người mua chấp nhận thanh toán.
- Đối với đơn vị cung ứng dịch vụ: doanh thu được ghi nhận khi kết quả đươc xác định một cách đáng tin cậy, tức là đơn vị xác định được tương đối chắc chắn lợi ích kinh tế thu được và chi phí bỏ ra để thực hiện dịch vụ.
3. Nguyên tắc phù hợp
Khi đơn vị xác định được một khoản doanh thu thì cần chi ra tương xứng với nó chi phí đơn vị bỏ ra để có được khoản doanh thu này. Sự phù hợp được xem xét theo hướng chi phí phù hợp với doanh thu trên hai khía cạnh thời gian và quy mô.
4. Nguyên tắc nhất quán
Trong công việc kế toán, việc áp dụng các khái niệm, nguyên tắc, phương pháp kế toán phải thực hiện nhất quá trong cả kỳ kế toán. Bất kỳ sự thay đổi nào cũng cần được thực hiện ở một kỳ kế toán mới.
5. Nguyên tắc khách quan

Khi phản ánh nghiệp vụ kinh tế, kế toán cần tôn trọng bản chất của nghiệp vụ, tránh để ý chí chủ quan chi phối.
6. Nguyên tắc trọng yếu
Để giảm tải khối lượng công việc khi theo dõi phản ánh đối tượng, kế toán cần quan tâm đến các yếu tố chi phối bản chất của sự việc và ít quan tâm đến các yếu tố có ít tác dụng.
Thông tin được coi là trọng yếu trogn trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.
Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể.
Tính trọng yếu phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.
7. Nguyên tắc công khai
Kế toán cần phải thực hiện công khai tài liệu kế toán cho các đối tượng có liên quan đến nghiệp vụ.
8. Nguyên tắc thận trọng
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn.
Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích chi phí.
- Chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)
Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến các khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở TPHCM và Hà Nội đang được đào tạo tại trung tâm Lê Ánh, vui lòng truy cập website: www.ketoanleanh.vn để biết thêm thông tin về các khóa học này.
Đánh giá: