Cách Tính Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) [Mới Nhất 2025]
Bảo hiểm xã hội luôn là chủ đề được người lao động và doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, nhất là khi các chính sách về tiền lương, mức đóng và tỷ lệ trích nộp có sự điều chỉnh theo từng năm. Bài viết sau Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn cách tính Bảo hiểm xã hội (BHXH) mới nhất năm 2025 chi tiết, kèm theo ví dụ minh họa cụ thể để bạn đọc dễ dàng áp dụng.

Mục lục
I. Căn Cứ Tính Bảo Hiểm Xã Hội
Để tính số tiền phải đóng Bảo hiểm xã hội, cả người lao động và doanh nghiệp đều cần nắm rõ ba yếu tố quan trọng sau.
1. Mức lương ghi trong hợp đồng lao động
- Tiền lương cơ bản theo vị trí công việc hoặc chức danh
- Phụ cấp lương: như phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, thâm niên, độc hại, khu vực…
- Các khoản bổ sung khác: nếu trả đều đặn hàng tháng và xác định được rõ số tiền.
Những khoản không cố định (thưởng, hỗ trợ ăn trưa, xăng xe, điện thoại…) không tính vào lương đóng BHXH nếu không ghi cụ thể trong hợp đồng hoặc trả không thường xuyên.
2. Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 01/07/2024
Từ ngày 01/7/2024, mức lương tối thiểu vùng được Nhà nước điều chỉnh, làm căn cứ để xác định mức lương thấp nhất được dùng để đóng BHXH. Doanh nghiệp không được ký hợp đồng lao động với mức lương thấp hơn mức này.
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng như sau:
- Vùng I: 4.960.000 đồng/tháng
- Vùng II: 4.410.000 đồng/tháng
- Vùng III: 3.860.000 đồng/tháng
- Vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng
Vùng I là các thành phố lớn, trung tâm kinh tế (như TP.HCM, Hà Nội...), vùng IV là các khu vực nông thôn, ít phát triển hơn.
3. Mức lương tối đa để đóng BHXH
Theo quy định, mức lương làm căn cứ đóng BHXH không được vượt quá 20 lần mức lương cơ sở.
Từ 01/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng/tháng, vì vậy:
- Mức lương tối đa để tính đóng BHXH năm 2025 là:
2.340.000 x 20 = 46.800.000 đồng/tháng
Nếu lương thực tế cao hơn thì phần vượt không dùng để tính BHXH, chỉ tính đến mức trần này thôi.
II. Tỷ Lệ Trích Nộp BHXH Bắt Buộc Năm 2025
Từ 01/07/2025 căn cứ theo Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
- 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản;
- 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 22% thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Theo Điều 33, 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP và Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, BHYT và BHTN như sau:

Lưu ý: Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN trên áp dụng cho người lao động Việt Nam.
Như vậy, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc từ 01/7/2025 là 32%. Trong đó:
⭕ Người lao động đóng:
- 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- 1% vào bảo hiểm thất nghiệp.
- 1,5% vào bảo hiểm y tế.
⭕ Người sử dụng lao động đóng:
- 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản.
- 0,5% vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.
- 1% vào bảo hiểm thất nghiệp.
- 3% vào bảo hiểm y tế.
III. Cách Tính Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH)
1. Cách tính mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Công thức tính
Mức đóng BHXH = Mức lương tháng × Tỷ lệ đóng
Mức đóng BHXH theo mức lương tối thiểu vùng:

Ví dụ: Người lao động có mức lương 10 triệu đồng/tháng
Chị B ký hợp đồng lao động với mức lương tháng 10.000.000 đồng. Theo bảng tỷ lệ trích nộp:
1️⃣ Số tiền chị B (người lao động) phải đóng:
- BHXH (HT): 10.000.000 × 8% = 800.000 đồng
- BHYT: 10.000.000 × 1.5% = 150.000 đồng
- BHTN: 10.000.000 × 1% = 100.000 đồng
Tổng chị B đóng: 1.050.000 đồng/tháng
2️⃣ Số tiền doanh nghiệp phải đóng cho chị B:
- BHXH (HT): 10.000.000 × 14% = 1.400.000 đồng
- BHXH (ÔĐ-TS): 10.000.000 × 3% = 300.000 đồng
- BHXH (TNLĐ-BNN): 10.000.000 × 0.5% = 50.000 đồng
- BHYT: 10.000.000 × 3% = 300.000 đồng
- BHTN: 10.000.000 × 1% = 100.000 đồng
Tổng doanh nghiệp đóng: 2.150.000 đồng/tháng
Tổng cộng đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội: 3.200.000 đồng/tháng (tương đương 32% lương).
2. Cách tính BHXH tự nguyện
Công thức
Mức đóng = Mức thu nhập lựa chọn x 22%
Trong đó:
- Mức thu nhập lựa chọn: Người tham gia BHXH tự nguyện có thể tự chọn mức đóng, tối thiểu bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn (1.500.000 đồng/tháng) và tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở.
- Tỷ lệ đóng: 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Mức đóng tối thiểu và tối đa
Mức đóng tối thiểu = 1.500.000 x 22% = 330.000 đồng/ tháng
Mức đóng tối đa (tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng từ 01/7/2024):
= 2.340.000 x 20 x 22% = 10.296.000 đồng/ tháng
Nhà nước có chính sách hỗ trợ mức đóng cho một số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện:
- Hộ nghèo: Được hỗ trợ 30% mức đóng, tương đương 99.000 đồng/tháng.
- Hộ cận nghèo: Được hỗ trợ 25% mức đóng, tương đương 82.500 đồng/tháng.
- Đối tượng khác: Được hỗ trợ 10%, tương đương 33.000 đồng/tháng.
Ví dụ minh họa: Chị A tham gia BHXH tự nguyện với mức đóng 3.000.000 đồng/tháng trong 25 năm.
Số tiền đóng mỗi tháng = 3.000.000 x 22% = 660.000 đồng
Tổng thời gian đóng BHXH: 25 năm → Tỷ lệ hưởng 55%
=> Lương hưu hàng tháng = 3.000.000 x 55% = 1.650.000 đồng/ tháng
3. Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần
Mức hưởng = Số năm đóng BHXH x Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương đóng BHXH
Tỷ lệ hưởng theo số năm đóng BHXH
1-20 năm đầu: Mỗi năm được tính 1,5 tháng lương bình quân.
Từ năm thứ 21 trở đi: Mỗi năm được tính 2 tháng lương bình quân.
Lưu ý: Thời gian đóng BHXH lẻ từ 1 đến 6 tháng được tính nửa năm, từ 7 đến 11 tháng được tính tròn 1 năm.
Ví dụ : Anh A có mức lương bình quân đóng BHXH là 6.000.000 đồng/tháng và tham gia BHXH được 10 năm.
Mức hưởng BHXH = 10 x 1,5 x 6.000.000 = 90.000.000 đồng
Nắm rõ cách tính Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ giúp người lao động và doanh nghiệp chủ động trong việc đóng bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi lâu dài.
>>> Xem thêm: Khóa Học Bảo Hiểm Xã Hội Online & Offline
------------------------------
Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán, khóa học kế toán tổng hợp, khóa học kế toán thuế cho người mới bắt đầu, khóa học kế toán quản trị, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích tài chính doanh nghiệp, khóa học chứng chỉ kế toán trưởng, khóa học kế toán cho chủ doanh nghiệp... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.
Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán online/offline của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh
Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học hành chính nhân sự online/offline, khóa học xuất nhập khẩu TPHCM, Hà Nội, online chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM