5 Sai Lầm Khi Học Kế Toán Tổng Hợp Khiến Bạn Mất Thời Gian
Trong quá trình giảng dạy tại Kế toán Lê Ánh, chúng tôi nhận thấy rất nhiều học viên đến với khóa học không phải lần đầu tiên tiếp cận với kế toán.
Nhiều bạn đã từng học ở trường, tham gia các khóa ngắn hạn, hoặc tự học online trước đó – nhưng vẫn cảm thấy chưa tự tin để làm sổ sách thực tế.
Không ít học viên chia sẻ rằng:
- Họ đã học chăm chỉ, ghi chép đầy đủ nhưng đến lúc làm lại không biết bắt đầu từ đâu
- Họ hiểu bài giảng, nhưng gặp tình huống thực tế thì không biết áp dụng
- Có bạn từng học xong nhưng vẫn mơ hồ về cách xử lý hóa đơn, lập tờ khai, lên báo cáo
Chúng tôi hiểu rằng, đây không phải là lỗi của học viên, cũng không phải do chương trình học trước đó không tốt.
Mỗi người có một nền tảng khác nhau, và để học hiệu quả, điều quan trọng là cần một phương pháp phù hợp với thực tiễn công việc.
Tại Lê Ánh, việc đầu tiên chúng tôi làm là đồng hành cùng học viên để:
- Nhận diện rõ khoảng trống kiến thức, kỹ năng
- Định hướng lại cách học theo trình tự logic, sát với nghiệp vụ
- Và quan trọng nhất, hướng dẫn từng bước thực hành đến khi nắm chắc
Chính nhờ cách tiếp cận cá nhân hóa và chú trọng thực hành này, nhiều học viên đã thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận kế toán: Từ học để "biết sơ sơ" → thành học để "làm được việc thật".
Trong bài viết này, Kế toán Lê Ánh sẽ chia sẻ 5 sai lầm phổ biến nhất mà người học kế toán tổng hợp dễ gặp phải – cùng với cách khắc phục mà đội ngũ giảng viên tại Lê Ánh đã áp dụng để giúp học viên học đúng, vững nghề và rút ngắn thời gian đến với công việc thực tế.
Nội dung bài viết:
- 1. Học theo kiểu "nghe giảng là đủ", không thực hành
- 2. Chọn lớp học nặng lý thuyết, thiếu thực tế
- 3. Học không theo lộ trình – "nhảy cóc" phần nâng cao
- 4. Không chọn đúng hình thức học phù hợp với bản thân
- 5. Học mà không có người sửa bài – không biết mình sai ở đâu
- Bạn có đang học kế toán tổng hợp đúng cách?
- Bạn chưa chắc nên bắt đầu từ đâu?

5 Sai lầm khi học kế toán tổng hợp
1. Học theo kiểu "nghe giảng là đủ", không thực hành
Đây là sai lầm phổ biến nhất – đặc biệt ở những bạn từng quen cách học thụ động từ giảng đường đại học. Khi bước vào lớp kế toán tổng hợp, nhiều học viên vẫn giữ tư duy:
- Nghe giảng cho kỹ là sẽ hiểu
- Ghi chép càng nhiều càng tốt
- Đọc lại slide/ tài liệu là đủ để nhớ
Tuy nhiên, kế toán không phải môn học chỉ cần hiểu là xong. Bạn có thể thuộc lòng định khoản, nhớ tên tài khoản "111", "632", "3389"… nhưng nếu chưa từng tự tay nhập liệu từ chứng từ, chưa lập được báo cáo trên file sổ thực tế, thì bạn chưa thực sự học được.
Hậu quả của việc học không thực hành:
- Quên nhanh vì không gắn với tình huống thực tế
- Mơ hồ khi gặp số liệu thật của doanh nghiệp
- Không biết thao tác trên Excel hay phần mềm
- Dễ nản vì "học hoài vẫn không làm được"
Cách khắc phục: Thực hành song song với lý thuyết. Mỗi khi học xong một nghiệp vụ (ví dụ: mua hàng, bán hàng, lương thưởng...), hãy mở chứng từ tương ứng để tự nhập liệu – lập sổ – kiểm tra cân đối.
Làm đi làm lại nhiều lần. Với kế toán, "làm quen tay" quan trọng hơn "học cho nhanh". Một phiếu chi có thể làm lại 4–5 lần cho đến khi thực sự thành thạo cũng không sao.
Học nơi có giảng viên sửa bài. Không chỉ dạy, mà giảng viên cần trực tiếp sửa bài – chỉ rõ lỗi sai, chỉ bạn sửa từng dòng. Đây là cách nhanh nhất để học viên “ngộ ra” bản chất.
Tôi từng học kế toán tổng hợp tại một trung tâm lớn, nhưng học xong vẫn không làm được. Sau này học lại ở Lê Ánh, mỗi buổi giảng viên đều sửa file bài tập cho từng bạn, chỉ rõ vì sao sai – vì sao chưa cân đối. Nhờ vậy mới hiểu sâu và làm được.
– Trích chia sẻ học viên lớp kế toán tổng hợp thực hành tại Lê Ánh
Dấu hiệu bạn đang mắc sai lầm này: Nếu bạn đã học nhưng chưa từng tự tay lên sổ Excel, chưa từng lập bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh → bạn đang học theo kiểu "nghe là đủ".
2. Chọn lớp học nặng lý thuyết, thiếu thực tế
Một sai lầm khác cũng rất phổ biến là chọn khoá học thiên về lý thuyết, nghe giảng nhiều nhưng không được thực hành đúng nghĩa. Học viên được giới thiệu đủ loại khái niệm: "kế toán là gì", "chuẩn mực ABC", "nghiệp vụ kinh tế là…" nhưng lại không được đụng tay vào hóa đơn, phiếu chi, sổ sách thật.
Điều này thường xảy ra ở các lớp:
- Chỉ chiếu slide, đọc giáo trình
- Tập trung giảng định nghĩa, quy trình
- Không có tài liệu chứng từ để học viên tự thao tác
- Không yêu cầu nộp bài tập, không có phản hồi cá nhân
Hậu quả của học lý thuyết suông:
- Biết nguyên tắc nhưng không biết làm
- Không phân biệt được hóa đơn đầu vào, đầu ra, dòng thuế, công nợ
- Gặp tình huống như "khách chuyển khoản thiếu", "xuất hóa đơn sai ngày" là lúng túng
- Đi phỏng vấn bị đánh giá là "học trên giấy, không làm được việc"
"Em học rồi, nhưng nếu đưa bộ chứng từ thật thì em chưa biết bắt đầu từ đâu…" – Đây là câu hỏi mà chúng tôi nghe nhiều nhất từ học viên trước khi đến với Lê Ánh.
Cách khắc phục: Chọn chương trình học có tài liệu thực hành thực tế. Một khóa học hiệu quả phải có chứng từ thật – bài tập thật – báo cáo thật.
Tránh lớp học chỉ nói lý thuyết. Nếu giáo trình không có hóa đơn, phiếu thu chi, sổ sách thực hành thì bạn đang "nghe giảng" chứ chưa "học kế toán".
Ưu tiên trung tâm có giảng viên thực chiến. Người dạy từng làm kế toán thực tế sẽ chỉ cho bạn không chỉ "làm thế nào cho đúng” mà còn "xử lý thế nào khi sai".
"Mình từng học một lớp kế toán 12 buổi chỉ giảng slide PowerPoint. Đến buổi cuối mới phát chứng từ nhưng không đủ thời gian làm. Học xong thấy y như đi dự hội thảo. Sau này học lại ở Lê Ánh mới được thực hành từng nghiệp vụ." – Trích phản hồi học viên lớp tổng hợp thực hành – Cơ sở Hà Nội
Nếu bạn thấy mình học xong nhưng vẫn chưa biết cách đọc hóa đơn, chưa biết cách ghi sổ, hoặc chưa từng thử làm báo cáo thực tế → rất có thể bạn đang mắc sai lầm thứ hai này.
3. Học không theo lộ trình – "nhảy cóc" phần nâng cao
Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi từng gặp rất nhiều học viên học trái ngành, hoặc quay lại học sau thời gian dài bỏ dở, với tâm thế... muốn "đuổi kịp ngay". Chính vì vậy, không ít bạn khi mới học vài buổi đã vội hỏi:
- "Bao giờ học đến lập báo cáo tài chính ạ?"
- "Phần quyết toán thuế học luôn được không?"
- ...
Những câu hỏi trên cho thấy sự quyết tâm, nhưng đồng thời cũng phản ánh một sai lầm đáng tiếc: học không theo lộ trình phù hợp với nền tảng hiện có.
Trong nhiều trường hợp, học viên chưa nắm vững cách định khoản, chưa từng lập bảng cân đối tài khoản hay theo dõi quỹ tiền mặt – nhưng đã muốn học những phần tổng hợp cao hơn như báo cáo tài chính, quyết toán, ...
Hệ quả của việc "nhảy cóc":
- Không hiểu gốc rễ nghiệp vụ, dẫn đến lẫn lộn khi làm bài
- Làm báo cáo nhưng không biết số liệu được tổng hợp từ đâu
- Không thể rà soát, kiểm tra sổ sách khi có sai lệch
- Dễ chán nản vì học tới đâu… thấy rối tới đó
Cách khắc phục: Tại Lê Ánh, chúng tôi luôn xây dựng chương trình học theo các giai đoạn kế tiếp nhau, giúp học viên hình thành tư duy từ nền tảng đến thực chiến:
- Giai đoạn 1: Làm quen chứng từ – phân loại nghiệp vụ – nhập liệu
- Giai đoạn 2: Hạch toán – lập sổ chi tiết – kiểm tra công nợ – theo dõi tài sản, quỹ
- Giai đoạn 3: Lập báo cáo tài chính – kiểm tra tổng hợp – giải trình khi quyết toán
Đặc biệt, mỗi học viên đều được theo sát bởi giảng viên, hướng dẫn đi từng bước chắc chắn thay vì học lan man. Chúng tôi luôn nhấn mạnh: Không cần học nhanh – chỉ cần học đúng. Làm được từng phần là đã thành công.
Tự kiểm tra bản thân: Nếu bạn chưa lập được phiếu thu, phiếu chi, hạch toán..., chưa biết đọc bảng cân đối tài khoản nhưng đã tìm hiểu tới báo cáo tài chính – hãy tạm dừng và quay lại phần căn bản. Càng vững gốc, càng dễ đi xa.
4. Không chọn đúng hình thức học phù hợp với bản thân
Trong thời đại học mọi lúc mọi nơi, việc có nhiều hình thức học kế toán là một lợi thế – nhưng cũng khiến không ít người... chọn nhầm cách học so với nhu cầu thực tế.
Điển hình nhất là những trường hợp học viên chia sẻ:
"Mình mới học kế toán, thấy khóa học video giá rẻ, đăng ký ngay. Xem được vài buổi đầu thì không hiểu, không biết hỏi ai nên... bỏ dở luôn."
Đây là tình huống chúng tôi gặp khá thường xuyên. Không phải vì bạn không có năng lực, mà vì bạn đang ở giai đoạn cần được hướng dẫn, cần tương tác, cần người sửa bài và giải thích. Khi chọn hình thức học không phù hợp, bạn sẽ gặp rất nhiều trở ngại.
Hậu quả của chọn sai hình thức học:
- Học giữa chừng nhưng không hiểu rõ bản chất
- Không được giải đáp khi gặp lỗi sai → tích tụ thành mất gốc
- Thiếu động lực, dễ bỏ cuộc
- Mất thời gian, tốn chi phí cho nhiều khóa nhưng không có kết quả rõ ràng
Cách khắc phục: Tại Lê Ánh, trước khi xếp lớp, chúng tôi luôn khảo sát nhu cầu, trình độ và thời gian của học viên để tư vấn hình thức học phù hợp nhất:
- Nếu bạn là người mới bắt đầu hoặc học trái ngành: Hãy chọn học trực tiếp với giảng viên, có thể là học offline tại lớp, hoặc online qua Google Meet. Việc được hướng dẫn – sửa bài – giải thích từng bước sẽ giúp bạn vững nền tảng.
- Nếu bạn đã có nền tảng, từng học kế toán trước đó: Bạn có thể chọn học video quay sẵn kèm bài tập thực hành. Nhưng lưu ý: nên chọn khóa có cơ chế hỗ trợ hỏi đáp, kiểm tra bài đầu ra, tránh học một chiều rồi không biết đúng sai.
- Nếu bạn cần học theo tình huống riêng tại doanh nghiệp, hoặc muốn đi làm ngay: Học 1 kèm 1 với giảng viên sẽ là giải pháp tiết kiệm thời gian nhất – cá nhân hóa nội dung và rút ngắn lộ trình đi làm thực tế.
Không có hình thức học nào là "tốt nhất", chỉ có hình thức phù hợp với bạn nhất ở từng thời điểm. Biết mình cần gì – và chọn đúng – là bước đầu tiên để học thành công.
Dấu hiệu nhận biết: Nếu bạn từng học qua video, giáo trình, sách vở… nhưng vẫn không chắc mình làm đúng – không hiểu bài tập sai ở đâu – hoặc không thể tự giải quyết tình huống phát sinh → rất có thể bạn đã chọn nhầm hình thức học.
5. Học mà không có người sửa bài – không biết mình sai ở đâu
Một sai lầm âm thầm nhưng rất nghiêm trọng trong quá trình học kế toán tổng hợp, đó là: làm bài tập mà không có ai sửa, không được phản hồi cụ thể.
Trong một khóa học kế toán, học viên phải thực hành rất nhiều:
- Nhập liệu hóa đơn đầu vào, đầu ra
- Lập phiếu thu, phiếu chi
- Ghi sổ kế toán, theo dõi quỹ, tài sản
- Tổng hợp số liệu để lên báo cáo tài chính
Nhưng nếu chỉ học một mình, không ai chỉ ra lỗi sai, thì học viên rất dễ rơi vào trạng thái:
- Tưởng mình làm đúng, nhưng thực ra sai từ bước đầu tiên
- Không biết vì sao sổ không cân, cứ cho qua rồi lặp lại sai sót
- Không hình thành được tư duy kiểm tra – đối chiếu, vốn là kỹ năng cốt lõi trong công việc kế toán
Chúng tôi từng tiếp nhận nhiều học viên từng học ở nơi khác hoặc học online một chiều, làm bài tập rất chăm chỉ, nhưng khi kiểm tra lại thì sai định khoản, nhầm dòng thuế, hoặc bỏ sót nghiệp vụ quan trọng. Vấn đề không nằm ở thái độ học – mà nằm ở chỗ không được sửa bài kịp thời.
Hậu quả:
- Học sai → làm sai → mất gốc mà không biết
- Hình thành thói quen sai nhưng lại tự tin với sai lầm đó
- Mất khả năng xử lý tình huống, vì không biết quy chiếu từ đâu sai
Cách khắc phục: Chọn khóa học có giảng viên chấm bài và phản hồi chi tiết. Không chỉ “ghi điểm”, mà chỉ rõ: sai ở bước nào, thiếu gì, cần sửa ra sao.
Ưu tiên trung tâm có hỗ trợ sau học. Việc có thể hỏi lại khi đi làm thực tế là một lợi thế lớn – giúp học viên tiếp tục hoàn thiện kỹ năng sau khóa học.
Tự kiểm bài bằng checklist và file mẫu chuẩn. Nếu chưa có người sửa, hãy làm xong rồi đối chiếu để học từ sai sót.
"Lúc trước mình làm sổ quỹ thấy lệch 10 triệu nhưng nghĩ là do phần mềm. Đến khi học ở Lê Ánh, giảng viên xem bài và chỉ ra lỗi nhập nhầm ngày hóa đơn. Nhờ vậy mình mới hiểu bản chất dòng tiền sai từ đâu. Nếu không có người sửa, chắc giờ vẫn nghĩ do máy tính." – Trích chia sẻ học viên lớp kế toán tổng hợp online tại Lê Ánh
Bạn có đang học kế toán tổng hợp đúng cách?

Học kế toán tổng hợp không phải là điều quá khó. Nhưng nếu bạn học sai cách, hoặc rơi vào một trong 5 sai lầm dưới đây, thì dù có học 2 tháng hay 2 năm, vẫn có thể loay hoay mà chưa làm được việc:
- Chỉ nghe giảng, không thực hành
- Học toàn lý thuyết, thiếu chứng từ thực tế
- Học không theo lộ trình, nóng vội nhảy cóc phần nâng cao
- Chọn sai hình thức học – không phù hợp với bản thân
- Học mà không được sửa bài – không biết mình đang sai ở đâu
Những sai lầm này rất dễ mắc phải – ngay cả khi bạn chăm chỉ, nghiêm túc và thực sự muốn học để làm được nghề.
Tin vui là: bạn có thể tránh – hoặc sửa – chỉ bằng cách điều chỉnh lại phương pháp học và chọn đúng nơi đào tạo.
Gợi ý để học kế toán hiệu quả ngay từ đầu:
- Bắt đầu từ nền tảng. Đừng bỏ qua những phần cơ bản như nhập liệu, phân loại chứng từ, lập phiếu thu chi – dù bạn nghĩ mình “biết rồi”.
- Luôn thực hành ngay sau lý thuyết. Càng làm nhiều – càng hiểu sâu.
- Chọn chương trình có người sửa bài – hỗ trợ sau học. Vì học kế toán không chỉ là ghi nhớ, mà là rèn tay – sửa sai – kiểm tra – áp dụng.
- Xác định đúng mục tiêu học: Học để làm được việc, chứ không chỉ để “có kiến thức”.
Bạn chưa chắc nên bắt đầu từ đâu?
Trung tâm kế toán Lê Ánh hiện triển khai các khóa học kế toán tổng hợp thực hành theo lộ trình rõ ràng, với hình thức học linh hoạt:
- Online tương tác trực tiếp hoặc học tại lớp (TP.HCM – Hà Nội)
- Giảng viên là kế toán trưởng thực chiến nhiều năm kinh nghiệm
- Học trên chứng từ thật – có người sửa bài 1:1 – hỗ trợ sau khóa học
- Lộ trình thực hành từ nhập liệu → lên sổ sách → lập báo cáo tài chính
Nếu bạn đã từng học rồi nhưng chưa làm được hoặc bạn mới bắt đầu, cần hướng đi bài bản
Hãy để lại thông tin hoặc liên hệ để được tư vấn lộ trình miễn phí.
- Đừng để thêm 1 tháng, 3 tháng trôi qua… rồi nhìn lại vẫn chưa tiến được bước nào.
- Học kế toán tổng hợp không tốn thời gian – trừ khi bạn đang đi sai hướng.
- Học đúng từ đầu, bạn sẽ làm được sổ sách. Làm được sổ sách, bạn sẽ có việc làm.