Công Cụ Dụng Cụ Là Gì? Cách Phân Bổ Cung Cụ Dụng Cụ

Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động tham gia vào một hay nhiều chu trình sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, công cụ dụng cụ cần được phân bổ hợp lý. Hãy cùng Kế Toán Lê Ánh theo dõi các bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về công cụ dụng cụ là gì cũng như cách phân bổ công cụ dụng cụ.

1. Công cụ dụng cụ là gì?

Công cụ dụng cụ là gì

Khái niệm công cụ dụng cụ

Công cụ dụng cụ là tư liệu lao động tham gia vào một hay nhiều chu trình sản xuất của doanh nghiệp. Các công cụ, giống như tài sản hữu hình, dần dần mất giá trị khi chúng được sử dụng. Tuy nhiên, do thời gian sử dụng ngắn và giá trị thấp nên chúng không được xếp vào loại tài sản cố định.

Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC về quản lý và trích khấu hao TSCĐ. Đối với vật tư lao động có giá trị nhỏ hơn 30.000.000 đồng chúng không được coi là tài sản cố định và được xếp vào công cụ, dụng cụ và có Thời gian phân bổ tối đa là 24 tháng.

- Tư liệu lao động không đủ điều kiện là tài sản cố định theo tiêu chuẩn được phân loại như một công cụ dụng cụ. Khi phân bổ công cụ dụng cụ, được phân bổ dựa trên thuộc tính của chúng. Và giá trị của các công cụ sẽ được chia thành các loại khác nhau.

Ví dụ về công cụ dụng cụ

Ví dụ 1: Ngày 01/06/2021, Côngty X mua bộ máy tính văn phòng có trị giá là 16.500.000 đồng (giá đã bao gồm thuế GTGT 10%). Giá miễn thuế máy vi tính = 16.500.000 (1+10%) = 15.000.000 VND (< 30.000.000 VND) Khi đó, máy vi tính này được công nhận là một công cụ.

Ví dụ 2: Ngày 03/06/2021, Công ty A mua thiết bị chuyên dùng X trị giá 55.000.000 đồng (đã bao gồm 10% thuế GTGT) cho công trình Y. Thiết bị sẽ hết hạn sau 6 tháng. Thiết bị X có giá miễn thuế = 55.000.000 (1+10%) = 50.000.000 VND (> 30.000.000 VND)

Tuy nhiên, Thiết bị X chỉ có thời gian sử dụng trong 6 tháng, vì vậy kế toán của Công ty A ghi Thiết bị X là công cụ dụng cụ.

Công cụ dụng cụ gồm những gì

2. Công cụ dụng cụ gồm những gì

Theo quy định hiện hành, các tư liệu lao động sau được ghi nhận là công cụ dụng cụ nếu không đáp ứng tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ: Danh sách công cụ có thể chứa các tư liệu sau:

  • Giàn giáo, cốt pha, công cụ dụng cụ lắp ghép chuyên dụng phục vụ sản xuất xây dựng.
  • Bao bì bán kèm với hàng hóa có tính tiền riêng, nhưng vận chuyển đường bộ trong quá trình bảo quản hàng hóa, lưu kho bãi thì tính giá trị hao mòn và khấu trừ dần giá trị bao bì.
  • Công cụ, dụng cụ đóng gói luân chuyển và thiết bị cho thuê liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán.
  • Bộ dụng cụ đồ nghề bằng thủy tinh, đồ bằng sành, sứ.
  • Phương tiện quản lý, văn phòng phẩm.
  • Quần áo, giày dép chuyên dùng đi làm,…

Do không có quy định đặc biệt trong điều kiện ghi nhận đối với CCDC nên kế toán cần tìm hiểu các quy định về ghi nhận TSCĐ để xác định chính xác đâu là CCDC đâu là TSCĐ.

Xem thêm:

3. Điều kiện ghi nhận công cụ dụng cụ

Các tài sản: Có thời gian sử dụng không tới 1 năm; hoặc tài sản có nguyên giá dưới 30 triệu đồng thì sẽ được ghi nhận là CCDC.

⇒ Tham khảo video chia sẻ "Điều kiện ghi nhận công cụ dụng cụ và thời gian phân bổ công cụ dụng cụ" do TS. Lê Ánh (CEO trung tâm Lê Ánh) dưới đây:

4. Thời gian khấu hao công cụ dụng cụ

  • Công cụ dụng cụ có tính khấu hao không: Đối với công cụ, dụng cụ không có quy định tính khấu hao
  • Khung thời gian khấu hao công cụ dụng cụ: Thời gian phân bổ của CCDC là tối đa ba năm. Nếu sau khoảng thời gian này mà công ty vẫn phân bổ chi phí thì phần chi phí đó sẽ không được tính là chi phí được trừ.

Ngoài ra, các công ty tự xác định thời điểm tốt nhất để triển khai phân bổ các công cụ và công cụ.

5. Cách phân bổ công cụ dụng cụ hợp lý

Kế toán cần làm hạch toán hàng tháng cho các công cụ dụng cụ để chuyển giá trị của công cụ vào chi phí của công ty. CCDC có thể được phân bổ nhiều thời điểm khác nhau.

Phân loại các công cụ thành các danh mục chính sau đây dựa trên tính chất và giá trị của chúng:

5.1. Dựa vào giá trị phân bổ của CCDC

- Phân bổ 1 lần (100%):

Loại phân bổ này thường có giá trị thấp và thời hạn ngắn. Thông thường nó được đưa thẳng vào chi phí của doanh nghiệp. Chúng tôi thường coi đây là một công cụ dụng cụ không cần phải phân bổ.

- Phân bổ nhiều lần:

Loại phân bổ này áp dụng cho các mặt hàng có giá trị cao và thời gian phân bổ dài. Theo mục đích của sử dụng của chúng nên được chia thành hai nhóm chính là phân bổ hai lần và nhiều lần trong đó.

+ Loại phân bổ 2 lần được hiểu như sau: Mỗi lần phân bổ sẽ có một thời gian. Giá trị được chia thành 2 lần như nhau theo tỷ lệ 50:50).

Ví dụ: Công cụ trị giá 6.000.000 VNĐ sẽ được sử dụng trong vòng 6 tháng. Sau đó nó được phân bổ thành hai phần. CCDC này sẽ được phân bổ bằng cách chia đều thời gian phân bổ và giá trị thành 2 lần phân bổ. bằng nhau. Sau 3 tháng, sẽ tiến hành phân bổ 1 lần và được chia số tiền tương đương 3.000.000 VNĐ.

+ Loại phân bổ nhiều lần: Giá trị phân bổ công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần tối đa là 36 tháng.

Theo Thông tư 45/2013 ngày 25/04/2013 thì giá trị của CCDC được chia đều cho số kỳ đăng ký phân bổ. Mỗi kỳ là một tháng trong chu kỳ kinh doanh 12 tháng. Tài khoản dùng là 142 và 242.

Cũng theo Thông tư này, những tài sản không ghi nhận được là công cụ, dụng cụ phải được hạch toán chuyển đổi tài sản cố định thành công cụ, dụng cụ.

5.2. Theo tính chất của công cụ dụng cụ

+ Các loại công cụ dụng cụ phục vụ thi công cơ bản như giàn giáo, cốp pha, dụng cụ lắp đặt chuyên nghiệp, đồ sành, đồ sứ, bao bì, bảo hộ lao động.

5.3. Phân bổ theo các yếu tố khác

Ngoài ra, chúng ta cũng có một số công cụ dụng cụ được phân loại tùy theo loại hình quản lý, mục đích sử dụng và công việc mà nó phục vụ nhu:

  • Công cụ dụng cụ.
  • Thiết bị cho thuê.
  • Bao bì luân chuyển.
  • Công cụ sản xuất kinh doanh.
  • Công cụ quản lý.
  • Công cụ, dụng cụ sử dụng cho mục đích khác.

Xem thêm: Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ theo thông tư 133/2016/TT-BTC

6. Phân biệt tài sản cố định và công cụ dụng cụ

Tiêu chí

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

CÔNG CỤ DỤNG CỤ

Giá trị

≥ 30 triệu

(không bao gồm thuế GTGT)

< 30 triệu

(không bao gồm thuế GTGT)

Thời gian sử dụng

01 năm trở lên

không quy định

Công cụ dụng cụ và tài sản cố định là một bộ phận quan trọng trong tài sản của một công ty và cả hai đều đóng góp vào hoạt động của doanh nghiệp. Như đã đề cập ở trên, CCDC và TSCĐ được phân loại khi tư liệu lao động không thể ghi nhận là TSCĐ thì sẽ được ghi thành CCDC.

Ngoài ra, do giá trị TSCĐ lớn mà CCDC lại không lớn lắm (dưới 30 triệu) nên trong một số trường hợp ta chuyển giá trị CCDC thành chí phí kinh doanh của 1 kỳ và hầu hết các TSCĐ có giá trị lớn được chuyển thành chi phí trong nhiều kỳ kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về công cụ dụng cụ là gì cũng như cách phân bổ công cụ dụng cụ mà bạn cần oải biết. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho công việc cũng như học tập của các bạn.

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toánkhóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán cao cấpkhóa học kế toán xây dựng, sản xuất, khóa học kế toán quản trịkhóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích tài chính... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh 

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM