[Tổng Hợp] Bài Tập Kế Toán Thuế - Có Lời Giải Chi Tiết

Bài tập kế toán thuế là một trong những phần quan trọng không thể thiếu đối với những ai theo học và làm việc trong lĩnh vực kế toán. Thực hành các bài tập không chỉ giúp củng cố kiến thức lý thuyết mà còn nâng cao kỹ năng áp dụng vào thực tế, đặc biệt khi phải đối mặt với những tình huống phức tạp liên quan đến thuế.

Để giúp học viên nắm vững các phương pháp tính toán và kê khai thuế, Kế toán Lê Ánh chia sẻ những bài tập kế toán thuế có lời giải chi tiết, mang đến sự hỗ trợ tối đa trong quá trình học tập và ôn luyện.

bài tập kế toán thuế có lời giải

1. Tầm quan trọng của bài tập kế toán thuế

Thông qua việc giải các bài tập kế toán thuế, học viên có cơ hội làm quen với các quy trình tính toán, kê khai và quyết toán thuế trong thực tế. Học viên sẽ hiểu rõ hơn về các quy định thuế và rèn luyện khả năng phân tích, xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình làm việc.

Bài tập kế toán thuế hướng dẫn học viên nhận diện và tránh những lỗi sai thường gặp khi thực hiện nghĩa vụ thuế, từ đó đảm bảo sự chính xác và tuân thủ đúng pháp luật thuế. Luyện tập bài tập kế toán thuế thường xuyên sẽ giúp học viên tự tin hơn trong các kỳ thi, cũng như trong công việc chuyên môn khi đối diện với các vấn đề liên quan đến thuế.

2. Các dạng bài tập kế toán thuế phổ biến

2.1. Bài tập thuế Giá trị gia tăng (GTGT)

Bài 1:

Trong tháng 12/20xx tại một Doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng tiêu dùng có các số liệu sau:Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong tháng

1. Để sử dụng cho việc sản xuất Chi phí A:

a. Mua từ công ty X 15.000 kg nguyên liệu với giá chưa thuế GTGT là 70.000đ/kg

b. Mua từ công ty Y căn cứ theo hóa đơn GTGT thì tiền thuế GTGT là 370.000đ

c. Tập hợp các hóa đơn bán hàng trong tháng trị giá hàng hóa, dịch vụ mua vào là 500.000.000đ

2. Để sử dụng cho việc sản xuất sản phẩm B:

a. Mua từ công ty M: trị giá hàng hóa, dịch vụ mua vào chưa thuế GTGT là 120 triệu

b. Mua từ công ty N: trị giá hàng hóa, dịch vụ mua vào bao gồm cả thuế GTGT là 330.000.000 đồng.

c. Tập hợp các hóa đơn bán hàng trong tháng: trị giá hàng hóa, dịch vụ mua vào là 350.000.000 đồng.

3. Để sử dụng chung cho sản xuất 2 sản phẩm A và B thì tập hợp các hóa đơn GTGT, trị giá hàng hóa, dịch vụ mua vào chưa thuế GTGT là 510.000.000 đồng.

Tính thuế GTGT của DN phải nộp trong tháng.

=> Bài giải:

1. Để sản xuất cho sản phẩm A:

Mua từ công ty X => thuế phải nộp là:

15.000 x 70.000 x 10% =105.000.000 (đồng)

Mua từ công ty Y => Thuế GTGT phải nộp : 370.000.000 (đồng)

Tập hợp hóa đơn=> thuế GTGT phải nộp là:

500.000.000 x 10%= 50.000.000 (đồng)

Tổng GTGT vào của sản phẩm A là:

105.000.000 + 137.000.000 +50.000.000 =525.000.000 (đồng)

2. Để sản xuất sản phẩm B:

a. Mua từ công ty M => thuế phải nộp là:

120.000.000 x 10%= 12.000.000 (đồng)

b. Mua từ công ty N => thuế phải nộp là:

Giá tính thuế : = 300.000.000 (đồng)

=>Thuế GTGT phải nộp : 300.000.000 x 10% = 30.000.000 (đồng)

c. Tập hợp hóa đơn=> thuế GTGT phải nộp là:

120.000.000 x 10% = 35.000.0000 (đồng)

=>Tổng GTGT vào của sản phẩm B là:

12.000.000 + 30.000.000 + 35.000.000 = 77.000.000 (đồng)

3. Dùng chung cho cả sản phẩm A và B => thuế GTGT phải nộp là:

510.000.000 x 10%= 51.000.000 (đồng)

Vậy tổng thuế GTGT vào = 525.000.000 + 77.000.000 +51.000.000= 653.000.000 (đồng)

Bài 2:

Một doanh nghiệp sản xuất hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB trong kỳ tính thuế có tài liệu sau:

1. Nhập kho số sản phẩm hoàn thành: 6000 SP A và 8000 SP B

2. Xuất kho thành phẩm tiêu thụ trong kỳ: 4000 s A va 7000 sp B, trong đó:

- Bán cho công ty thương mại 3000 sp A và 6000 sp B với giá bán trên hóa đơn là 20.000đ/ sp A và 45.000đ/sp B.

- Vận chuyển đến đại lý bán hàng của đơn vị là 1000 SP A và 1500 SP B. Đến cuối kỳ cửa hàng đại lý mới chỉ bán được 800 SP A và 1200 SP B với giá 21.000đ/SP A và 42.500đ/SP B.

Yêu cầu:

Tính thuế GTGT, thuế TTĐB mà đơn vị và đại lý trên phải nộp trong kỳ liên quan đến tình hình trên.

Biết rằng:

- Thuế suất thuế GTGT của sp A và B là 10%. Trong kỳ đơn vị đã mua 5000kg nguyên liệu thuộc diện chịu thuế TTĐB để sản xuất sp A với giá mua 10.000đ/kg. Thuế suất thuế TTĐB đối với nguyên liệu X là 55%, thuế suất thuế TTĐB của SP A là 75%, SP B là 65%. Thuế suất thuế GTGT nguyên liệu là 5%. Định mức tiêu hao 0,8kg nguyên liệu/ 1 CP A.

- Đơn vị không có nguyên liệu và sp tồn đầu kỳ. Tổng số thuế GTGT tập hợp trên hóa đơn GTGT của các chi phí khác liên quan đến sản xuất và tiêu thụ trong kỳ là 6 triệu đồng.

- Đại lý bán hàng là đại lý bán hàng đúng giá, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hoa hồng đại lý 5% trên giá bán. Thuế suất thuế GTGT của mặt hàng đại lý kinh doanh là 10%.

- Đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán ; sử dụng hóa đơn theo đúng quy đị

=> Lời giải:

1. Thuế TTĐB đầu vào đối với 5000kg nguyên liệu sản xuất sp A:

Thuế GTGT đầu vào đối với 5000kg NL sản xuất SP A:

5.000 x 10.000 x 0,05 = 2.500.000 (đồng)

2. Bán hàng cho công ty thương mạiThuế TTĐB đầu ra phải nộp đối với 3000 SP A tiêu thụ

Thuế TTĐB được khấu trừ đối với NL sản xuất 3000 SP A:

=> Thuế TTĐB phải nộp đối với 3000 sp A tiêu thụ

25.714.000 - 8.516.000 = 17.198.000 (đồng)

Thuế GTGT đầu ra phải nộp đối với 3000 sp A tiêu thụ

3.000 x 20.000 x 0,1 = 6.000.000 (đồng)

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối với nguyên liệu sản xuất 3000 SP A:

Thuế GTGT phải nộp đối với 3000 SP A tiêu thụ

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

= 6.000.000 - 1.200.000 = 4.800.000 (đồng)

Thuế TTĐB đầu ra phải nộp đối với 6000 SP B tiêu thụ:

Thuế GTGT đầu ra phải nộp đối với 6000sp B tiêu thụ

6.000.000 x 45.000 x0,1 = 27.000.000 (đồng)

3. Tiêu thụ qua đại lý bán hàng của đơn vị

Thuế TTĐB đầu ra phải nộp đối với 800 SP A tiêu thụ

Thuế TTĐB đầu vào được khấu trừ đối với nguyên liệu sản xuất 800 SP A:

Thuế TTĐB phải nộp đối với 800 sản phẩm A tiêu thụ

7.200.000 – 2.271.000 = 4.929.000 (đồng)

Thuế GTGT đầu ra phải nộp đối với 800 SP A tiêu thụ

800 x 20.000 x 0,1= 1.680.000 (đồng)

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối với nguyên liệu sản xuất 800 SP A

Thuế GTGT phải nộp đối với 800 sản phẩm A tiêu thụ

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

= 1.680.000 - 320.000 = 1.360.000 (đồng)

Thuế TTĐB đầu ra phải nộp cho 1200 sp B tiêu thụ

Thuế GTGT đầu ra phải nộp cho 1200 sp B tiêu thụ

= 1.200 x 42.500 x 0,1= 5.100.000 (đồng)

Đại lý là đại lý bán hàng đúng giá nên không phải chịu thuế đối với hoa hồng nhận được, thuế GTGT hàng hóa bán ra do chủ hàng kê khai và nộp.

Vậy DN phải nộp các loại thuế sau:

- Thuế TTĐB phải nộp đối với 3000 SP A tiêu thụ 17.198.000

- Thuế TTĐB phải nộp đối với 6000 SP B tiêu thụ 106.363.000

- Thuế TTĐB phải nộp đối với 800 SP A tiêu thụ 4.929.000

- Thuế TTĐB phải nộp đối với 1200 sp B tiêu thụ 20.091.000

=> Tổng Thuế TTĐB phải nộp

= 17.198.000 + 106.363.000 + 4.929.000 + 20.091.000 = 148.581.000 (đồng)

- Thuế GTGT phải nộp đối với 3000 SP A tiêu thụ 4.800.000

- Thuế GTGT phải nộp đối với 6000 SP B tiêu thụ 27.000.000

- Thuế GTGT phải nộp đối với 800 SP A tiêu thụ 1.360.000

- Thuế GTGT phải nộp đối với 1200 SP B tiêu thụ 5.100.000

- Thuế GTGT phải nộp đối với các chi phí khác liên quan 6.000.000

=> Tổng thuế GTGT phải nộp

4.800.000 + 27.000.000 + 1.360.000 + 5.100.000 + 6.000.000 = 44.260.000 (đồng)

Bài tập kế toán thuế

 

2.2. Bài tập thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Bài tập 1: Tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương

Anh A làm việc tại một công ty với mức lương tháng là 30 triệu đồng. Anh có 2 người phụ thuộc và nhận trợ cấp ăn trưa là 1 triệu đồng/tháng. Anh A đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp.

- Lương tháng: 30 triệu đồng

- Trợ cấp ăn trưa: 1 triệu đồng (không tính vào thu nhập chịu thuế)

Giảm trừ gia cảnh:

- Bản thân: 11 triệu đồng

- Người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/người x 2 = 8,8 triệu đồng

Tỷ lệ bảo hiểm bắt buộc: 10,5% trên lương

=> Lời giải:

Tính thu nhập trước thuế:

Thu nhập trước thuế = 30 triệu đồng

Trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc:

Bảo hiểm phải đóng = 30 triệu đồng x 10,5% = 3,15 triệu đồng

Tính thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế = 30 triệu đồng - 3,15 triệu đồng = 26,85 triệu đồng

Giảm trừ gia cảnh:

Tổng giảm trừ = 11 triệu đồng (bản thân) + 8,8 triệu đồng (người phụ thuộc) = 19,8 triệu đồng

Tính thu nhập tính thuế:

Thu nhập tính thuế = 26,85 triệu đồng - 19,8 triệu đồng = 7,05 triệu đồng

Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp:

Thu nhập 7,05 triệu đồng thuộc bậc 1 của biểu thuế lũy tiến (thuế suất 5%):

Thuế TNCN phải nộp = 7,05 triệu đồng x 5% = 0,3525 triệu đồng = 352.500 đồng

Bài tập 2: Tính thuế TNCN đối với thu nhập từ nhiều nguồn

Chị B có thu nhập từ lương chính (40 triệu đồng/tháng), thu nhập kinh doanh (100 triệu đồng/năm), và cổ tức (50 triệu đồng/năm). Chị có 1 người phụ thuộc.

=> Lời giải:

- Thu nhập từ lương:

Thu nhập trước thuế = 40 triệu đồng/tháng

Bảo hiểm phải đóng = 40 triệu đồng x 10,5% = 4,2 triệu đồng/tháng

Thu nhập chịu thuế = 40 triệu đồng - 4,2 triệu đồng = 35,8 triệu đồng/tháng

Giảm trừ gia cảnh = 11 triệu đồng (bản thân) + 4,4 triệu đồng (người phụ thuộc) = 15,4 triệu đồng/tháng

Thu nhập tính thuế từ lương = 35,8 triệu đồng - 15,4 triệu đồng = 20,4 triệu đồng/tháng = 244,8 triệu đồng/năm

- Thu nhập từ kinh doanh:

Thu nhập tính thuế từ kinh doanh = 100 triệu đồng/năm

- Thu nhập từ cổ tức:

Thu nhập chịu thuế từ cổ tức = 50 triệu đồng/năm

Thuế suất = 5%

Thuế TNCN từ cổ tức = 50 triệu đồng x 5% = 2,5 triệu đồng

- Tính tổng thu nhập chịu thuế từ lương và kinh doanh:

Tổng thu nhập tính thuế = 244,8 triệu đồng (lương) + 100 triệu đồng (kinh doanh) = 344,8 triệu đồng

Tính thuế TNCN từ lương và kinh doanh (biểu thuế lũy tiến):

Thu nhập tính thuế rơi vào bậc 4 của biểu thuế lũy tiến.

Bậc 1 (60 triệu đồng đầu tiên): 60 triệu đồng x 5% = 3 triệu đồng

Bậc 2 (60 triệu đồng tiếp theo): 60 triệu đồng x 10% = 6 triệu đồng

Bậc 3 (90 triệu đồng tiếp theo): 90 triệu đồng x 15% = 13,5 triệu đồng

Bậc 4 (134,8 triệu đồng còn lại): 134,8 triệu đồng x 20% = 26,96 triệu đồng

Tổng thuế TNCN từ lương và kinh doanh = 3 triệu đồng + 6 triệu đồng + 13,5 triệu đồng + 26,96 triệu đồng = 49,46 triệu đồng

- Tổng thuế TNCN phải nộp:

Tổng thuế TNCN = 49,46 triệu đồng (lương + kinh doanh) + 2,5 triệu đồng (cổ tức) = 51,96 triệu đồng

Bài tập 3: Tính thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Anh C chuyển nhượng một căn hộ với giá bán 3 tỷ đồng. Giá mua ban đầu là 2 tỷ đồng.

=> Lời giải:

Tính thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế = Giá chuyển nhượng = 3 tỷ đồng

Tính thuế TNCN phải nộp:

Thuế suất đối với chuyển nhượng bất động sản = 2%

Thuế TNCN = 3 tỷ đồng x 2% = 60 triệu đồng

Bài tập 4: Tính thuế TNCN đối với thu nhập từ trúng thưởng

Chị D trúng thưởng xổ số với số tiền là 200 triệu đồng.

=> Lời giải:

- Tính thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế = 200 triệu đồng - 10 triệu đồng (miễn thuế) = 190 triệu đồng

- Tính thuế TNCN phải nộp:

Thuế suất đối với thu nhập từ trúng thưởng = 10%

Thuế TNCN = 190 triệu đồng x 10% = 19 triệu đồng

2.3. Bài tập thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Công ty X có các thông tin tài chính như sau trong năm tài chính 2023:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 10 tỷ đồng

Giá vốn hàng bán: 6 tỷ đồng

Chi phí bán hàng: 800 triệu đồng

Chi phí quản lý doanh nghiệp: 600 triệu đồng

Chi phí lãi vay: 200 triệu đồng

Thu nhập khác: 500 triệu đồng

Các khoản chi phí không được trừ theo quy định là 100 triệu đồng

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 20%

Yêu cầu: Tính thu nhập chịu thuế và thuế TNDN phải nộp của công ty X trong năm 2023.

=> Lời giải:

Tính lợi nhuận trước thuế (thu nhập tính thuế):

- Doanh thu thuần:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ = 10 tỷ đồng

- Chi phí được trừ:

Tổng chi phí được trừ bao gồm:

Giá vốn hàng bán = 6 tỷ đồng

Chi phí bán hàng = 800 triệu đồng

Chi phí quản lý doanh nghiệp = 600 triệu đồng

Chi phí lãi vay = 200 triệu đồng

Tổng chi phí = 6 tỷ + 800 triệu + 600 triệu + 200 triệu = 7,6 tỷ đồng

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính:

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính = Doanh thu thuần - Tổng chi phí
= 10 tỷ đồng - 7,6 tỷ đồng = 2,4 tỷ đồng

- Thu nhập khác:

Thu nhập khác = 500 triệu đồng

- Tổng lợi nhuận trước thuế:

Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính + Thu nhập khác
= 2,4 tỷ đồng + 500 triệu đồng = 2,9 tỷ đồng

- Tính thu nhập chịu thuế:

Điều chỉnh chi phí không được trừ:

Theo quy định, các khoản chi phí không được trừ sẽ không tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.

Tổng chi phí không được trừ = 100 triệu đồng

- Thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế = Tổng lợi nhuận trước thuế - Chi phí không được trừ
= 2,9 tỷ đồng - 100 triệu đồng = 2,8 tỷ đồng

- Tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:

Thuế suất thuế TNDN: 20%

Thuế TNDN phải nộp:

Thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất

= 2,8 tỷ đồng x 20% = 560 triệu đồng

Thông qua thực hành và hiểu rõ cách giải quyết các tình huống cụ thể, học viên sẽ tự tin hơn khi áp dụng kiến thức vào thực tế, giảm thiểu sai sót và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật thuế. Kiên trì luyện tập các bài tập kế toán thuế sẽ giúp bạn không chỉ vượt qua các kỳ thi mà còn làm chủ được công việc, từ đó phát triển sự nghiệp một cách bền vững. 

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toánkhóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán thuế cho người mới bắt đầukhóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tài chính doanh nghiệp... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904848855/ Mrs Lê Ánh

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM