Hướng dẫn xây dựng bảng lương mới nhất năm 2017

Theo nghị định 49/2013/NĐ-CP ban hành nguyên tắc xây dựng thang bảng lương để đóng bảo hiểm xã hội năm 2017. Trung tâm kế toán Lê Ánh xin gửi đến các bạn hướng dẫn lập bảng lương theo đúng chế độ kế toán hiện hành.

>>> Xem thêm: Danh mục chi tiết địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2017

Điều 93 bộ luật lao động – 10/2012/QH13 ngày 8/06/2012 quy định: Doanh nghiệp tự xây dựng thang bảng lương trình lên Phòng lao động thương binh xã hội ở quận, huyện theo nguyên tắc quy định tại điều 7 nghị định 49/2013/NĐ-CP.

Cách xây dựng thang bảng lương áp dụng với doanh nghiệp tham gia lần đầu

Trường hợp 1:  Lao động phổ thông (chưa qua đào tạo, học nghề) mức chi trả tối thiểu phải bằng mức lương tối thiểu vùng đơn vị tổ chức đăng ký hoạt động và kinh doanh

Trường hợp 2: Lao động có trình độ được đào tạo, học nghề: Mức lương chi trả  tối thiểu cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

VD: Công ty Thanh Hoa có nhân viên xuất nhập khẩu được qua đào tạo thuộc khu vực I thì mức lương tối thiểu trên bảng lương là:  3.750.000 + (3.750.000 X 7%) = 4.012.500 VNĐ

Trường hợp 3: Lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5% trong tổng bảng lương

VD: Công ty phân bón hóa chất Lâm Thao có lao động hóa chất đã qua học nghề, làm việc độc hại thì mức lương tổi thiểu bậc I thuộc khu vực 1 là: 4.012.500 + (4.012.500 X 5%) = 4.214.000. Trường hợp có phát sinh phụ cấp thì cộng thêm và ghi theo mức lương trên HĐLĐ.

Hướng dẫn lập bảng lương năm 2017 theo thông tư mới nhất của BTC

Lưu ý khi lập thang bảng lương năm 2017

Theo quy định mới nhất từ 1/1/2016 Mức tiền lương tháng đóng BHXH được tính là: Mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động (Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng) và phụ cấp kèm theo lương.

Điều chỉnh lương tối thiểu năm 2017 theo vùng đã tăng nên khi lập thang bảng lương năm 2017, doanh nghiệp cũng cần phải điều chỉnh tăng lên trong hợp đồng lao động (Theo Nghị định 153/2016/NĐ-CP)

Khoảng cách giữa các bậc lương

Khi lập bảng lương cần chú ý khoảng cách liền kề giữa hay bậc lương đảm bảo khuyến khích người lao động cố gắng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tối thiểu là 5%

VD: Mức lương bậc 1 của bạn là: 6.000.000. Khi lập bảng lương bậc 2 áp dụng theo công thức sau: = 6.000.000 + (6.000.000 x 5%) = 6.300.000 VNĐ

Những điều cần lưu ý khi lập bảng lương 2017

  • Doanh nghiệp mới thành lập cần nộp hồ sơ thang bảng lương nộp lên phòng lao động quân, huyển xác nhận. hoc ke toan thuc te
  • Trường hợp DN đang hoạt động khi có thay đổi về mức lương cần phải điều chính và nộp bảng lương mới. Từ 1/01/2017 mức lương tối thiểu vùng miền đã được điều chỉnh tăng lên vì vậy doanh nghiệp cần phải lập lại thang bảng lương để nộp lại cho phòng lao động.
  • Mức lương ghi trên BHXH là mức lương ghi trong hợp đồng lao động có cả phụ cấp nếu có.
  • Khi nộp lên phòng lao động: Soạn thành 2 bản giữa các trang có đóng dấu giáp lai

Hồ sơ đăng ký thành lập thang bảng lương năm 2017

Chứng từ cần chuẩn bị trong hồ sơ lập bảng lương

  • Thang bảng lương được lập có xác nhận của giám đốc
  • Công văn đề nghị đăng ký thang bảng lương
  • Quyết định ban hành hệ thống thang, bảng lương
  • Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương
  • Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức danh
  • Quy chế tiền lương, thưởng, phụ cấp (tùy theo yêu cầu của phong lao động tại trực thuộc đơn vị đăng ký )
  • Quy trình gửi thang bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp

Quy trình thực hiện thủ tục xin cấp bảng lương

Bước 1: Thang bảng lương được xây dựng theo các nguyên tắc kế toán quy định và gửi về cơ quan lao động cấp huyện

Bước 2: Phòng lao động cấp huyện, quận tiếp nhận hồ sơ đăng ký thang bảng lương

b) Hồ sơ có thể được gửi trực tiếp hoặc theo đường bưu điện

c) Hồ sơ gồm có: Thang, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp.

d) Đối tượng đề cập trong thang bảng lương: Người sử dụng lao động

đ) Cơ quan thực hiện: Phòng lao động cấp huyện, quận

e) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định

g) Phí, lệ phí: Không thu lệ phí

Trên đây, kế toán Lê Ánh đã hướng dẫn các bạn cách xây dựng thang bảng lương mới nhất. Mong những chia sẽ trên sẽ giúp ích cho các bạn có những kiến thức phục vụ cho công việc của mình. 

Xem thêm: Mẫu sổ chi tiết tiền vay theo thông tư 133/2016/TT-BTC

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Từ khóa liên quan: mẫu thang bảng lương 2017, xây dựng bảng lương theo nghị định 204, thang bảng lương hành chính sự nghiệp, xây dựng thang bảng lương theo nghị định 49/2013nd-cp, mau bang luong 2017

 

KẾ TOÁN LÊ ÁNH 

Chuyên đào tạo các khóa học kế toán ngắn hạn và làm dịch vụ kế toán trọn gói tốt nhất thị trường

(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)

Hiện tại trung tâm Lê Ánh có đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM dành cho người mới bắt đầu và khoá học chuyên sâu cho người đã có kinh nghiệm cần nâng cao nghiệp vụ, để biết thêm thông tin chi tiết về các khoá học này, vui lòng truy cập website: www.ketoanleanh.vn.

 

Đánh giá:

Bài viết liên quan