Bảng Thanh Toán Tiền Lương - Tổng Hợp Mẫu Và Cách Lập

Tiền lương là lợi ích mà người lao động xứng đáng nhận được khi họ làm việc chăm chỉ để tạo ra sản phẩm lao động của mình. Để đảm bảo sự rõ ràng giữa doanh nghiệp và người lao động, bảng thanh toán tiền lương là một chứng từ quan trọng.

Cùng Kế toán Lê Ánh tìm hiểu bảng thanh toán tiền lương là gì? Cách lập và tham khảo các mẫu bảng thanh toán tiền lương theo quy định mới nhất

1. Bảng thanh toán tiền lương là gì?

Bảng thanh toán tiền lương là danh sách tất cả nhân viên và tổng số tiền lương mà công ty phải trả hàng tháng cho nhân viên. Đây là biên bản lương thưởng sau khi công ty quyết toán với người lao động. Sau khi phát lương, kế toán cần kiểm tra, rà soát và thanh toán tiền lương cho người lao động.
bảng thanh toán tiền lương thuộc loại chứng từ nào

Bảng thanh toán tiền lương là loại chứng từ về tiền lương lao động, thuộc chứng từ kế toán.

Xem thêm: Chứng từ kế toán là gì

2. Tổng hợp mẫu bảng thanh toán tiền lương hiện hành

Nhân viên kế toán cần nắm rõ quy định về bảng lương cá nhân cũng như cách lập chính xác nhất để không vi phạm quy định của doanh nghiệp và nhà nước. Dưới đây là một số mẫu bảng lương cá nhân cơ bản giúp kế toán và doanh nghiệp có thể tham khảo.

Download: Tổng hợp mẫu bảng thanh toán tiền lương

2.1. Mẫu bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư 200

Mẫu bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư 200

2.2. Mẫu bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư 133

Bảng thanh toán tiền lương

Hướng dẫn cách lập Bảng thanh toán tiền lương theo thông tư 133/2016/TT-BTC

Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng. Cơ sở để lập Bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành…

- Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ tên của người lao động được hưởng lương.

- Cột 1, 2: Ghi bậc lương, hệ số lương của người lao động.

- Cột 3, 4: Ghi số sản phẩm và số tiền tính theo lương sản phẩm.

- Cột 5, 6: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian.

- Cột 7, 8: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian hoặc ngừng, nghỉ việc hưởng các loại % lương.

- Cột 9: Ghi các khoản phụ cấp thuộc quỹ lương.

- Cột 10: Ghi số phụ cấp khác được tính vào thu nhập của người lao động nhưng không nằm trong quỹ lương, quỹ thưởng.

- Cột 11: Ghi tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mà người lao động được hưởng.

- Cột 12: Ghi số tiền tạm ứng kỳ I của mỗi người.

- Cột 13, 14, 15, 16: Ghi các khoản phải khấu trừ khỏi lương của người lao động và tính ra tổng số tiền phải khấu trừ trong tháng.

- Cột 17: Ghi số tiền tạm ứng kỳ I của mỗi người.

- Cột C: Người lao động ký nhận khi nhận lương kỳ II.

Cuối mỗi tháng căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng soát xét xong trình cho giám đốc hoặc người được ủy quyền ký duyệt, chuyển cho kế toán lập phiếu chi và phát lương. Bảng thanh toán tiền lương được lưu tại phòng (ban) kế toán của đơn vị.

Mỗi lần lĩnh lương, người lao động phải trực tiếp ký vào cột "Ký nhận" hoặc người nhận hộ phải ký thay.

Xem thêm: Cách Làm Bảng Chấm Công Excel Mới Nhất

2.3. Mẫu bảng thanh toán tiền lương theo Quyết định 48

Mẫu bảng thanh toán tiền lương theo quyết định 48

2.4. Mẫu bảng thanh toán tiền lương Excel

Mẫu bảng thanh toán tiền lương Excel

2.5. Mẫu bảng thanh toán tiền lương làm thêm giờ

Mẫu bảng thanh toán tiền lương làm thêm giờ

2.6. Mẫu bảng thanh toán tiền lương thuê ngoài

Bảng thanh toán tiền thuê ngoài

3. Cách làm bảng thanh toán tiền lương Excel

Việc thành thạo lập bảng thanh toán lương trong excel là bắt buộc do khả năng ứng dụng và tần suất sử dụng của chúng trong các công việc chuyên môn ở vị trí kế toán.

3.1. Các hàm Excel cơ bản sử dụng khi làm bảng thanh toán tiền lương

*Hàm IF: =IF (điều kiện, giá trị A, giá trị B).

  • Giá trị là A nếu điều kiện được đáp ứng và B nếu điều kiện không được đáp ứng.

*Hàm COUNT (Đếm số phạm vi chứa số): =COUNT(value1, [value2], …)

  • Value1 là phạm vi ô muốn đếm số.
  • Value2 là phạm vi ô bổ sung muốn đếm số.

*Hàm COUNTIF (Đếm ô theo điều kiện): =COUNTIF(phạm vi, tiêu chí)

  • Phạm vi: Vùng dữ liệu cần đếm
  • Tiêu chí: Một số, biểu thức, tham chiếu ô hoặc chuỗi văn bản xác định các ô cần đếm

*Hàm Sumif (Tính tổng theo điều kiện): =SUMIF(range, criteria, [sum_range])

  • Range: Phạm vi dữ liệu để đánh giá theo điều kiện. Các ô trong mỗi phạm vi phải là số hoặc tên, mảng hoặc tham chiếu có chứa số
  • Criteria: Tiêu chí ở dạng số, biểu thức, văn bản hoặc hàm để xác định các ô cần thêm
  • Sum_range: Các ô thực tế cần thêm nếu các ô khác với các ô được chỉ định trong phạm vi sẽ được thêm vào

*Hàm VLOOKUP 

VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup])

  • Là hàm tìm kiếm thông tin trong vùng dữ liệu.

»» Tham khảo thêm cách sử dụng các hàm Excel cơ bản qua video hướng dẫn của giảng viên khóa học tin học văn phòng tại trung tâm Lê Ánh dưới đây »»

3.2. Cách tạo bảng thanh toán tiền lương trên excel

Bước 1: Xác định nội dung bảng lương

  • Thông tin doanh nghiệp gồm tên và địa chỉ.
  • Tiêu đề: “Bảng thanh toán tiền lương”.
  • Nội dung: Bao gồm đối tượng tính lương (họ tên), thông tin tính lương (thông tin nhân viên, chấm công...), từ đó xác định được số tiền tương ứng. Tổng hợp tất cả các khoản tăng (lương, thưởng, v.v.) và giảm (tạm ứng, khấu trừ lương, thuế, v.v.) để xác định số tiền phải trả cho mỗi nhân viên trong tháng.
  • Số tiền: xác nhận lại đúng tổng lương phải trả trong tháng
  • Thời gian lập bảng và người chịu trách nhiệm ký để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc tính, giám sát và thanh toán tiền lương cho nhân viên.

Bước 2: Thêm thông tin lương của người lao động

  • Gồm có "Bậc lương" và "Hệ số lương"
  • Thông tin liên quan tới người lao động bao gồm:...

Hai mục này thường được quản lý trong sổ đăng ký lao động hoặc hợp đồng lao động.

Bước 3: Lấy thông tin từ bảng chấm công

  • Cột Số lượng sản phẩm được sử dụng để theo dõi mỗi nhân viên đã hoàn thành (hoặc bán) bao nhiêu sản phẩm.
  • Cột Số công là số thời gian nhân viên làm việc trong Bảng chấm công.

Bước 4: Xác định các khoản đã tạm ứng

  • Kế toán xác định số tạm ứng tiền lương trong tháng căn cứ vào Bảng theo dõi tạm ứng (Sổ quỹ hoặc
  • Bảng theo dõi tạm ứng riêng, số tạm ứng chưa hoàn nhập được trừ vào tiền lương tháng hiện có để tính tổng số tạm ứng cho các tháng.

Bước 5: Tính các khoản trích theo lương

  • Gồm tiền đóng bảo hiểm, nộp thuế thu nhập cá nhân,...

Bước 6: Xác định số lương thực lĩnh theo tháng

Số lương thực lĩnh = Tổng lương hợp đồng – Số tiền tạm ứng – Khoản trích theo lương

4. Quy trình luân chuyển bảng thanh toán tiền lương

- Kế toán tính lương trả cho từng đối tượng theo quy chế tài chính của công ty căn cứ vào hợp đồng và doanh thu của nhân viên trong tháng.

- Bộ phận nhân sự tính lương và chấm công dựa trên số ngày công thực tế.

- Kế toán chuẩn bị bảng lương và thu nhập phải trả.

- Nhân sự gửi phiếu lương cơ sở cho kế toán.

- Căn cứ vào tiền lương được hưởng và tiền lương cơ sở, kế toán tập hợp tổng tiền lương phải trả.

- Kế toán tính toán số tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và thuế thu nhập cá nhân mà nhân viên phải khấu trừ và nộp.

- Kế toán hoàn thành đầy đủ các khoản trích, các chỉ tiêu phải nộp, số lương còn lại.

- Nếu trả lương bằng tiền mặt thì kế toán lập phiếu chi. Để trả lương qua ngân hàng, kế toán phải ủy nhiệm chi.

- Kế toán chuyển giấy ủy nhiệm chi cho ngân hàng hoặc phiếu chi cho thủ quỹ.

- Thủ quỹ thanh toán và chuyển tiền cho bộ phận Nhân sự.

- Bộ phận nhân sự ký xác nhận nhận tiền.

- Người lao động nhận lương và ký xác nhận.

Lập bảng thanh toán tiền lương là công việc cơ bản mà người học và làm kế toán cần phải biết. Theo đặc điểm, quy mô và điều kiện hoạt động của mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách trả lương khác nhau. Do đó, cần nắm rõ những thông tin cơ bản để tránh sai sót.

Xem thêm:

Mong rằng những chia sẻ của Kế toán Lê Ánh về bảng thanh toán tiền lương trong bài viết dưới đây sẽ hữu ích với bạn đọc

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán, khóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích báo cáo tài chính... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM