Quy Định Chế Độ Thai Sản - Cách Tính Bảo Hiểm Thai Sản Mới Nhất
Chế độ thai sản là chế độ người lao động nhận được khi sinh con nếu tham gia BHXH. Vậy quy định về chế độ thai sản mới nhất như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết của kế toán Lê Ánh về cách tính bảo hiểm thai sản.
Nội dung bài viết:
1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Người lao động tham gia BHXH được hưởng chế độ thai sản trong các trường hợp như sau
- Lao động nữ mang thai
- Lao động nữ sinh con
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
- Người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, triệt sản
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con
Ngoài các quy định trên thì người lao động cần đáp ứng thêm các điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ thai sản như
- Lao động nữ sinh con, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hay người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh.
Trong trường hợp người lao động nghỉ việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi mà đáp ứng đủ các điều kiện như trên thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.
»» Tham khảo: Khóa Học Bảo Hiểm Xã Hội
2. Cách tính bảo hiểm thai sản
Tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con
Theo quy định thì lao động nữ sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi sẽ được nhận tiền thai sản như sau:
Trợ cấp một lần = Mức lương cơ sở x 2
Từ 2022 đến trước ngày 01/7/2023 mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Vì vậy, mức trợ cấp thai sản một lần khi sinh con là 2,96 triệu đồng.
Từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở tăng lên thành 1,8 triệu đồng (quy trịnh tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP ban hành ngày 14/5/2023). Khi đó mức trợ cấp thai sản một lần khi sinh con sẽ là 3,6 triệu đồng.
Chú ý: Chế độ thai sản của chồng, lao động nam được hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con nếu
- Cha phải đóng BHXH từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con nếu chỉ có cha tham gia BHXH
- Chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con
- Nếu mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì người cha phải đóng BHXH từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước sinh.
Tiền chế độ thai sản
- Tiền trợ cấp thai sản khi lao động nữ sinh con
Mức hưởng thai sản = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ x 6 tháng x 100%
Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.
- Tiền trợ cấp trong các trường hợp khác
Mức hưởng thai sản = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ : 24 x số ngày nghỉ
Ví dụ về cách tính bảo hiểm thai sản
Chị Lan đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 04/2021 đến tháng 12/2021 với mức lương đóng bảo hiểm xã hội là 5 triệu đồng/tháng. Từ tháng 01/2022 đến tháng 03/2022, mức lương đóng bảo hiểm xã hội của chị Lan là 6 triệu đồng/tháng. Đến tháng 4/2022 thì chị Lan sinh con.
Vậy mức bình quân tiền tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi chị Lan nghỉ sinh con là 5,5 triệu đồng. Vậy tổng số tiền thai sản chị Lan được nhận trong thời gian nghỉ sinh là: 5,5 x 6 = 33 triệu đồng
Tiền dưỡng sức sau sinh
Sau thời gian nghỉ thai sản, trong thời gian 30 ngày đầu làm việc mà lao động nữ chưa hồi phục sức khỏe thì được nghỉ dưỡng sức. Thời gian nghỉ dưỡng được tính như sau:
- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh mổ;
- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Thời gian này bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Trong những ngày nghỉ dưỡng sức, lao động nữ được hưởng tiền trợ cấp với mức mỗi ngày bằng 30% lương cơ sở. Vậy mức tiền dưỡng sức là 447.000 đồng/ngày.
Ví dụ: Chị Lan phải sinh mổ và sức khỏe chưa ổn định. Ngày 11/2/2022, chị hết thời gian nghỉ thai sản nhưng do điều kiện sức khỏe chưa ổn định, chị xin nghỉ dưỡng sức. Theo quy định chị được nghỉ 5 ngày với mức hưởng tiền dưỡng sức mỗi ngày là 447.000 đồng/ngày.
Vì vậy, tổng tiền dưỡng sức của chị Lan là: 447.000 đồng x 5 = 2.235.000 đồng.
3. Hồ sơ và quy trình hưởng trợ cấp thai sản
3.1. Hồ sơ trợ cấp thai sản
Trợ cấp thai sản cần giấy tờ gì? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Để được hưởng trợ cấp thai sản, người lao động và doanh nghiệp cần xây dựng hồ sơ thanh toán trợ cấp thai sản đúng và đầy đủ.
Trường hợp 1: Lao động nữ sinh con
Hồ sơ bao gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Bản sao Giấy chứng sinh hoặc Giấy khai sinh của con.
- Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm bản sao Giấy báo tử hoặc Giấy chứng tử của con. Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng bản sao bệnh án hoặc giấy ra viện của mẹ (bản chính hoặc bản sao đều được).
- Danh sách thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe Mẫu số C70A-HD (Ban hành theo Thông tư số 178/TT-BTC ngày 23/10/2012 của Bộ Tài chính).
Trường hợp 2: Lao động nữ đi khám thai, lao động nữ bị sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu và người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai
Hồ sơ bao gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH mẫu C65-HD hoặc giấy khám thai (bản chính hoặc bản sao), sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao).
- Danh sách thanh toán (Mẫu số C70a-HD).
Trường hợp 3: Người lao động nhận nuôi con nuôi trước 6 tháng
Hồ sơ bao gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Giấy chứng nhận nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền (bản sao).
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản mẫu 11B-HSB.
- Danh sách thanh toán (Mẫu số C70a-HD)
Trường hợp 4: Sau khi sinh con người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con.
Hồ sơ bao gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội của mẹ.
- Sổ bảo hiểm xã hội của người cha.
- Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc giấy khai sinh (bản sao) của con.
- Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản mẫu 11A-HSB.
- Danh sách thanh toán (Mẫu số C70a-HD).
Trường hợp 5: Đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh và người mẹ nhờ mang thai hộ
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh.
- Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình, văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
3.2. Quy trình thực hiện hưởng trợ cấp thai sản
Bước 1: Người lao động xem mình thuộc trường hợp nào trong mục I rồi nộp đầy đủ hồ sơ ứng với trường hợp đó cho DN theo hướng dẫn trên .
Bước 2: Doanh nghiệp tiếp nhận chứng từ của người lao động, hoàn thiện hồ sơ nộp cho BHXH quận, huyện tại bộ phận 1 cửa.
Bước 3: Doanh nghiệp nhận tiền từ cơ quan Bảo hiểm để giải quyết và chi trả chế độ cho người lao động
3.3. Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo đúng quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày làm việc trở lại
Như vậy, khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định thì người lao động có thể nộp ngay hồ sơ cho người sử dụng lao động mà không cần đợi đến hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Thời hạn giải quyết trợ cấp BHXH:
– Doanh nghiệp giải quyết và chi trả chế độ cho người lao động trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
– Cơ quan BHXH thanh quyết toán cho DN trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
4. Hạch toán tiền thai sản
Bước 1: Trong quá trình trước và trong khi mang thai, người lao động và doanh nghiệp đóng Bảo hiểm xã hội và các khoản trích theo lương khác cho người lao động. Đây là cơ sở để người lao động được hưởng trợ cấp thai sản.
Do đó, kế toán hạch toán:
Nợ các TK 622, 623,627, 641, 642 (Doanh nghiệp đóng)
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (Người lao động đóng
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386).
Bước 2: Khi tính số tiền phải nộp xong, doanh nghiệp tiến hành nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386)
Có các TK 111, 112
Bước 3: Khi người lao động bị ốm đau, tai nạn hoặc đến thời kỳ thai sản, doanh nghiệp phải tính khoản tiền BHXH mà người lao động được hưởng.
Nợ TK 3383 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 3341 – Phải trả người lao động.
Bước 4: Hạch toán khi doanh nghiệp nhận được tiền của BHXH chi trả.
Nợ TK 111, 112: Số tiền bên BHXH chi trả cho người lao động.
Có TK 3383: Số tiền được BHXH chỉ trảhạch toán thai sản
Bước 5: Doanh nghiệp tiến hành chi trả tiền trợ cấp cho công nhân viên.
Nợ TK 334: Số tiền BHXH mà người lao động được nhận
Có TK 111, 112…
Xem thêm:
- 3 Cách Tra Cứu Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) Nhanh Và Chính Xác
- Lương Cơ Bản Là Gì? Cập Nhật Mức Lương Cơ Bản Mới Nhất
- Quy Định Về Bảo Hiểm Thất Nghiệp Mới Nhất - Kế Toán Lê Ánh
- Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc
- Hợp đồng thử việc có phải đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Trên đây là chi tiết điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, cách tính chế độ thai sản và hồ sơ, quy trình hưởng trợ cấp thai sản. Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp các bạn thuận lợi trong việc nhận trợ cấp thai sản. Cảm ơn các bạn theo dõi bài viết!
Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán, khóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán cao cấp, khóa học kế toán xây dựng, sản xuất, khóa học kế toán quản trị, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích tài chính... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.
Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh
Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM