Quy Định Về Bảo Hiểm Thất Nghiệp Mới Nhất - Kế Toán Lê Ánh

Trong thời gian dịch bệnh căng thẳng như hiện nay thì quy định về bảo hiểm thất nghiệp có một số thay đổi. Vậy quy định về bảo hiểm thất nghiệp mới nhất như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Kế Toán Lê Ánh

1. Đối Tượng Bắt Buộc Tham Gia Bảo Hiểm Thất Nghiệp

Thứ nhất là người lao động: Đối tượng là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định và có đóng BHXH.

Thứ hai là người sử dụng lao động bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam.

Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác; cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định.

2. Mức Đóng Bảo Hiểm Thất Nghiệp Mới Nhất

a. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động

Mức đóng của doanh nghiệp = 1% x Quỹ tiền lương tháng của người lao động tham gia BHTN 

Ngày 24/9/2021 Chính phủ ban hành Nghị quyết 116/NQ-CP hỗ trợ người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19. Do đó, người sử dụng lao động sẽ đóng BHTN theo mức như sau

  • Từ 01/10/2021- 30/9/2022 các tổ chức, cơ quan, đơn vị (trừ cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) đóng mức BHTN là 0%
  • Từ  01/10/2022 trở đi các tổ chức, cơ quan, đơn vị (trừ cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) đóng mức BHTN là 1%.

Như vậy, người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

b. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động

Mức đóng của người lao động = 1% x Tiền lương tháng đóng BHTN

Trong đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng chính là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

Tham khảo ngay: Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Thực Hành - Học Thực Chiến Cùng Kế Toán Trưởng Trên 15 Năm Kinh Nghiệm

3. Mức Đóng Bảo Hiểm Thất Nghiệp Tối Đa Và Tối Thiểu

bảo hiểm thất nghiệp

Đối với chế độ tiền lương mà Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHTN tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở. 

Đối với chế độ tiền lương do doanh nghiệp quy định thì tiền lương tháng đóng BHTN tối đa bằng 20 lần lương tối thiểu vùng.

Năm 2023, người lao động sẽ đóng mức BHTN tối đa theo mức lương như sau:

Từ ngày 01/07/2023 mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.49 triệu đồng lên thành 1.8 triệu đồng

Đối tượng 

Lương tối thiểu vùng năm 2023

Tiền lương đóng BHTN tối đa

Mức đóng BHTN tối đa 

Mức đóng BHTN tối thiểu

NLĐ theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định

-

36.000.000

360.000

-

NLĐ theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định

Vùng I: 

4.680.000

93.600.000

936.000

46.800

Lương tối thiểu Vùng II

4.160.000

83.200.000

832.000

41.600

Lương tối thiểu Vùng III:

3.640.000

72.800.000

728.000

36.400

Lương tối thiểu Vùng IV:

 3.250.000

65.000.000

650.000

32.500

4. Quy Định Hưởng Bảo Hiểm Thất Nghiệp

Thứ nhất, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật

- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

Thứ hai, người lao động đã đóng BHTN từ đủ:

- 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có xác định và không xác định thời hạn

- 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng

Thứ ba, đã đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm. Thứ tư, chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

- Chết.

Tham khảo: KHÓA HỌC BẢO HIỂM XÃ HỘI CHUYÊN SÂU

5. Thủ Tục Hưởng BHTN

Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp gồm 4 bước: Nộp hồ sơ, chờ giải quyết hồ sơ, nhận tiền trợ cấp, thông báo tìm việc hàng tháng của người lao động

Bước 1: Nộp hồ sơ

Trong 3 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động nộp hồ sơ cho Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động muốn nhận trợ cấp hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Hồ sơ bao gồm

  • Sổ BHXH;
  • Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. 
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định.

Người lao động có thể nộp trực tiếp hoặc nộp online quan cổng dịch vụ công của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bước 2: Chờ giải quyết hồ sơ

Sau khi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong vòng 15 ngày nếu người lao động chưa tìm được việc làm thì đến trung tâm dịch vụ việc làm xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho người lao động. Trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.

Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho người lao động kèm theo thẻ BHYT. 

Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

Bước 4: Thông báo tìm việc hàng tháng của người lao động

Hàng tháng người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp.

Như vậy, qua bài viết này Kế toán Lê Ánh đã cung cấp các quy định về bảo hiểm thất nghiệp mới nhất để bạn đọc tham khảo.

Tham khảo thêm các bài viết:

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toánkhóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích báo cáo tài chính, Khóa học kế toán cao cấp... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh 

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM