Những điều cần biết khi góp vốn điều lệ

Góp vốn điều lệ là quy định bắt buộc khi thành lập doanh nghiệp. Quy định bắt buộc về góp vốn điều lệ cần phải lưu ý những gì. Doanh nghiệp hạch toán vốn góp có bị phạt không. Trung tâm Lê Ánh xin gửi đến bạn đọc bài viết nghiệp vụ chi tiết tại đây.

 >>>> Xem thêm: Chi phí môi giới hoa hồng cho cá nhân có tính vào chi phí được trừ không

I. Góp vốn điều lệ cần biết những gì

Số tiền doanh nghiệp thu được từ góp vốn điều lệ để hạch toán vốn góp sẽ bị phạt, dựa theo căn cứ pháp lý

Trường hợp 01:  Doanh nghiệp hạch toán vốn góp bị hạch toán vốn góp bị phạt hành chính dựa theo điều luật hướng dẫn tại NĐ 155/2013/NĐ-CP nêu rõ những quy định xử phạt vi phạm hành chính với lĩnh vực về kế hoạch đầu từ bắt đầu có hiệu lực (01/01/ 2014).

Theo quy định tại điều 23: Hướng dẫn về quy định thành lập doanh nghiệp như sau: 
1. Doanh nghiệp bị phạt hành chính từ 5.000.000 VNĐ - 10.000.000 VNĐ nếu áp dụng một trong các hành vi sau: 
a) Doanh nghiệp hoạt động khi hết thúc thời hạn gia hạn hợp đồng mà trong điều lệ của hợp đồng không được gia hạn theo quy định. 
b) Doanh nghiệp góp không đúng với số tiền vốn đã đăng ký.

vốn điều lệ của doanh nghiệp

Quy định góp vốn điều lệ của doanh nghiệp 

Trường hợp 2: Doanh nghiệp bị phạt hành chính từ 10.000.0000 VNĐ đến 20.000.0000 VNĐ nếu vi phạm những hành vi trong quy chế đăng ký với doanh nghiệp như sau: 

Khi xử lý trường hợp hạch toán góp vốn doanh nghiệp thường xem đó là số vốn ảo mà doanh nghiệp thu 1 lần để đủ hết số vốn đã đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh.

    Hạch toán: Nợ TK111 / Có TK411

Khi hạch toán theo phương pháp này kế toán  sẽ phản ánh đầy đủ trên số sách nhưng giá trị thật của số vốn góp thì không phản ánh đầy đủ. Doanh nghiệp phải chống chế được mức phạt tiền trước mắt vì không bị phạt do gốp thiếu vốn.  

Nhược điểm: Khi doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp này để tiền mặt tồn nhiều trên số sách nhưng lại đi vay hoặc đi mua xe hoặc những chi phí khác... thì những chi phí lãi vay ở TK 635 sẽ bị truy thu và không được tính là chi phí hợp lý vào hoản chi được trừ hợp lý nếu doanh nghiệp có dự án đầu tư cần số vốn lưu động lớn. 

Trường hợp: Theo dõi số vốn góp thực tế như sau: 

Doanh nghiệp phản ánh số vốn góp đầy đủ trên giấy phép kinh doanh phản ánh theo tỉ lệ 

Hạch toán nghiệp vụ như sau:

     Nợ TK 111/ Có TK 411

Hạch toán phần còn thiếu trên chứng từ sẽ xử lý như sau: Hạch toán số cổ đông mượn tiền, hoặc cho giám đốc nhân viên mượn lại tiền. 

Hạch toán nghiệp vụ 

   Nợ TK138/  Có TK111 

Trường hợp thành viên góp vốn vào doanh nghiệp hạch toán sẽ thu lại tiền của doanh nghiệp cho mượn. Lúc này kế toán hạch toán: 
   Nợ TK 1111, TK111/ Có TK 1388

+Ưu điểm của phương pháp này khi hạch toán góp vốn điều lệ: Có thẻ giúp doanh nghiệp che dấu được việc góp thiếu vốn hoặc che đậy bằng việc cho mượn tài khoản. Cơ quan thuế sẽ không có căn cứ để phạt doanh nghiệp của bạn nếu có góp vốn thiếu theo luật.  

II. Quy định về tài sản góp vốn

tu-van-tai-chinh-doanh-nghiep

a) Tài sản góp vốn

Khi góp vốn vào doanh nghiệp, tài sản góp vốn có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam. Quyền sở hữu trí tuệ cũng có thể góp vốn, bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác. Đương nhiên, chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền này mới có quyền sử dụng để góp vốn.

b) Định giá tài sản góp vốn

Việc định giá tài sản góp vốn được thực hiện khi tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng. Có hai trường hợp:

Trường hợp góp vốn thành lập doanh nghiệp: Các thành viên, cổ đông sáng lập có quyền tự định giá, theo nguyên tắc nhất trí hoặc nhờ một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Nếu định giá tài sản góp vốn cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế và liên đới chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại gây ra.

Trường hợp có thành viên mới góp vốn: Người định giá phải là chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị hoặc tổ chức thẩm định giá. Nếu định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế thì người góp vốn và người định giá phải chịu trách nhiệm liên đới góp thêm chênh lệch giá trị được định giá và chịu trách nhiệm nếu có thiệt hại xảy ra liên quan đến phần .

III. Quy định về thời hạn góp vốn điều lệ 

Bắt đầu từ năm 2014 về trước doanh nghiệp áp dụng theo quy định tại luật doanh nghiệp áp dụng theo luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ban hành ngày  29/11/2005 đăng ký theo thời hạn góp vón đủ với quy định là 36 tháng = 3 năm 

+Từ 2015 trở đi áp dụng Luật doanh nghiệp mới nhất số 68/2014/QH13 bao gồm một số điểm sửa đổi, bổ sung của Luật doanh nghiệp 2005. Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ 01 tháng 07 năm 2015 thời hạn góp vốn đủ theo đăng ký là 3 tháng = 90 ngày.

 Theo quy định thì từ năm 2005 theo luật doanh nghiệp mới nhất theo quy định số 68/2014/QH13 gồm những điểm sửa đổi mới và bổ sung theo quy định tại bộ luật doanh nghiệp số 2005. bắt đầu có hiệu lực từ 01/07/2015 quy định về thời hạn góp đủ vốn điều lệ theo đăng ký là 3 tháng = 90 ngày.

Trên đây là những điều cần biết về thời hạn góp vốn điều lệ mà doanh nghiệp cần biết.

Các bạn quan tâm tham khảo bài viết tại đây: Hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền mặt

Hotline tư vấn khóa học kế toán thực hành : 0904 848 855/ Mrs Lê Ánh 

Bên cạnh các khóa học kế toán tổng hợp, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công! khóa học kế toán tổng hợp