Nội dung và ý nghĩa của phương pháp tính giá
Phương pháp tính giá dùng để phán ánh giá trị hiện có và sự vận động của các đối tượng tài sản cụ thể. Kế toán cần hiểu nội dung và ý nghĩa phương pháp tính giá.
>>> Xem thêm: Trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ kế toán
1. Nội dung của phương pháp tính giá
Tài sản tại các đơn vị có tính đa dạng về chủng loại và hình thái biểu hiện. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản luôn vận động và biến đổi không ngừng về cả hình thái hiện vật và giá trị. Ngoài ra, cách đo lường giá trị tài sản và hao phí tài sản được biểu hiện bằng nhiều cách: cái, chiếc, mét, lít, kilogram,... và nhiều hình thái: vật tư, tiền lương, khấu hao,...
Vì vậy, cần biểu hiện tất cả các đối tượng khác nhau về thước đo thống nhất: tiền tệ.
Việc sử dụng thước đo tiền tệ để tính toán và biểu hiện giá trị của các đối tượng kế toán được thể hiện thông qua phương pháp tính giá.
"Tính giá là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành và phát sinh chi phí có liên quan đến từng loại tài sản của đơn vị kế toán như tài sản cố định, vật tư, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ,..."
2. Yêu cầu của phương pháp tính giá
Để phản ánh trung thực các đối tượng kế toán nhằm cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng khác nhau, việc tính giá phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và các quy định của Nhà nước ban hành.
Việc tính giá cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Tính chính xác (xác thực): giá trị của tài sản phải được xác định phù hợp với giá cả thị trường và phù hợp với số lượng, chất lượng của tài sản. Nếu việc tính giá không chính xác, thoogn tin do tính giá cung cấp sẽ mất tính xác thực, không đáng tin cậy, ảnh hưởng đến việc đề ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin kế toán.
- Tính thống nhất: tính giá phải đảm bảo thống nhất về phương pháp tính toán các đối tượng trong đơn vị kế toán và giữa các thời kỳ khác nhau. Có như vậy, số liệu tính toán mới đảm bảo tính so sánh được giữa các thời kỳ của đơn vị kế toán và giữa các đơn vị với nhau. Qua đó, người sử dụng thông tin kế toán đánh giá được hiệu quả kinh doanh của từng đơn vị kế toán, từng thời kỳ khác nhau
3. Ý nghĩa của phương pháp tính giá
- Phản ánh được một cách tổng hợp và kiểm tra được các đối tượng hạch toán kế toán, giúp các đơn vị kiểm tra giá sát một cách có hiệu quả tình hình hoạt động của đơn vị mình.
- Qua phương pháp tính giá, kế toán tính toán và xác định được toàn bộ chi phí bỏ ra có liên quan đến việc thu mua các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, chế tạo và tiêu thụ từng hàng hóa, dịch vụ.
- Đánh giá được hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh của từng mặt hàng nói tiêng.
- Thông qua tính giá, kế toán ghi nhận, phản ánh được các đối tượng khác nhau vào chứng từ, tài khoản, sổ sách và tổng hợp các thông tin vào báo cáo.
- Ghi nhận được giá trị tài sản phải hình thành dần dần trong một khoảng thời gian nhất định, như: nhà xưởng xây dựng trong thời gian dài, dây chuyền cải tiến trong khoảng thời gian nhất định,...
Phương pháp tính giá thông qua thước đo tiền tệ giúp đơn giản hóa việc phản ánh giá trị và hình thái của tài sản và thống nhất các thông tin.
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)
Bên cạnh đó, nếu bạn quan tâm đến các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu đang được đào tạo tại trung tâm Lê Ánh, vui lòng liên hệ theo số hotline hoặc truy cập địa chỉ website: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/ được biết được các thông tin chi tiết về các khoá học này.