Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử quy định mới nhất
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là gì? Trong trường hợp nào cần sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và cách lập như thế nào? Trong bài viết này Kế toán Lê Ánh sẽ thông tin đến bạn đọc tất cả những quy định về loại chứng từ kế toán này
Tham khảo >> Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Thực Hành
1. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là gì?
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là một trong những loại chứng từ kế toán được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc và giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lưu thông hàng hóa trên thị trường.
Không chỉ đóng vai trò chứng minh nguồn gốc hàng hóa trong khâu lưu thông vận chuyển mà phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ còn có ý nghĩa trong công tác quản lý nội bộ.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được in và phát hành giống như hóa đơn, do đó khi sử dụng doanh nghiệp phải đăng ký phát hành, quản lý và báo cáo tình hình sử dụng về cơ quan thuế như là hóa đơn.
Xem thêm: Hóa đơn điện tử là gì? Quy định mới nhất về hóa đơn điện tử
Tại Khoản 4, Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ như sau:
4. Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý (mẫu số 5.4 và 5.5 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Trường hợp nào được xuất phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ?
Căn cứ theo điểm 2.6 Phụ lục 4 của Thông tư 39/2014/TT-BTC Quy định sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, thì phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Sử dụng trong trường hợp xuất hàng hóa đi gia công.
- Sử dụng trong trường hợp xuất, điều chuyển hàng hóa giữa các đơn vị, chi nhánh hạch toán phụ thuộc với nhau.
- Xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu.
- Xuất hàng hóa giao cho doanh nghiệp nhận ủy thác nhập khẩu.
- Xuất hàng trả ủy thác nhập khẩu khi hàng hóa chưa nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu.
- Xuất gửi hàng đại lý cho doanh nghiệp nhận bán hàng đại lý.
Doanh nghiệp xuất hàng hóa cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc có thể sử dụng hóa đơn hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, cần lưu ý các vấn đề sau:
- Nếu chi nhánh phụ thuộc tự kê khai thuế GTGT (khác tỉnh với trụ sở chính) tại địa phương thì khi xuất hàng cho chi nhánh, trụ sở chính có thể xuất hóa đơn hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; nếu trụ sở chính xuất hàng cho chi nhánh bằng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thì phải xuất lại hóa đơn GTGT để chi nhánh có căn cứ kê khai, khấu trừ thuế.
- Nếu chi nhánh (hoặc cửa hàng) phụ thuộc không thực hiện hạch toán kế toán khai thuế GTGT về trụ sở chính, khi trụ sở xuất hàng hóa về chi nhánh xuất bằng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (không xuất hóa đơn); định kỳ chi nhánh (cửa hàng) lập bảng kê bán hàng hóa tiêu thụ về trụ sở chính để trụ sở chính xuất hóa đơn cho khách hàng ghi doanh thu.
Các trường hợp được sử dụng Phiếu xuất kho vận chuyển điện tử
Căn cứ theo quy định tại Điểm a, b, c, đ, g, h Khoản 5, Điều 6, Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định cụ thể về việc áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý, theo đó, các trường hợp được sử dụng Phiếu xuất kho vận chuyển điện tử bao gồm:
- Xuất hàng trả ủy thác nhập khẩu khi hàng hóa chưa nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu.
- Xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu.
- Xuất hàng hóa giao cho doanh nghiệp nhận ủy thác nhập khẩu.
- Xuất gửi hàng đại lý cho doanh nghiệp nhận bán hàng đại lý.
- Xuất hàng hóa đi gia công.
- Xuất, điều chuyển hàng hóa, tài sản giữa các đơn vị, chi nhánh hạch toán phụ thuộc với nhau.
- Xuất khi bán hàng lưu động.
- Góp vốn bằng tài sản
- Tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
3. Các chỉ tiêu trên phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử
Không nhất thiết phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu theo mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Theo công văn 1870/TCT-CS ngày 21/05/2014 ghi rõ:
"Trường hợp Công ty TNHH JX Nippon Oil&Energy Việt Nam đề nghị không thể hiện tiêu thức cột "Đơn giá"; "Thành tiền" trên Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Tổng cục Thuế thống nhất với đề xuất của Cục Thuế thành phố Hải Phòng tại công văn số 349/CT-HCAC ngày 8/3/2014: Mẫu Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ không nhất thiết phải có tiêu thức "Đơn giá" và "Thành tiền" nên trên phiếu xuất kho không nhất thiết phải thể hiện hai chỉ tiêu này tuy nhiên nên thể hiện để tiện quy trách nhiệm trong khi vận cuyển hàng hóa.
Trên Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử không thể hiện các tiêu thức người mua, tiền thuế, thuế suất, tổng số tiền thanh toán mà chỉ thể hiện các chỉ tiêu sau:
- Tên người vận chuyển
- Phương tiện vận chuyển
- Địa chỉ kho xuất hàng, địa chỉ kho nhập hàng
- Các nội dung khác như: Tên người xuất hàng, Lệnh điều động nội bộ, Tên người nhận hàng.
4. Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử
Tên người xuất hàng: Công ty ABC
Theo lệnh điều động số 578 của Chi nhánh B về việc vận chuyển hàng hóa
Địa chỉ kho xuất hàng: ………………………………………………….
Tên người vận chuyển: …………………………………………………
Phương tiện vận chuyển: ………………………………………………
Mã số thuế người xuất hàng:……………………………………………
PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN ĐIỆN TỬ
|
Ngày 30 tháng 9 năm 2020 |
Ký hiệu: 3K22TAB Số: 12347 |
Tên người nhận hàng: Trần Văn C
Địa chỉ kho nhận hàng: ……………………………………………….…………………….…………………….…………………….
Mã số thuế: ………………………………………………………………………………….…………………….…………………….
STT |
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hóa) |
Mã số |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
|||
Thực xuất |
Thực nhập |
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
Tổng cộng: |
|
Thủ trưởng đơn vị
(Chữ ký điện tử, Chữ ký số)
Xem chi tiết và tải về: Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu số 03/XKNB)
5. Có cần phải đóng dấu vào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ không?
Theo hướng dẫn tại điểm b khoản 3 điều 4 thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:
"b. Các trường hợp sau không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc, trừ trường hợp nếu người mua là đơn vị kế toán yêu cầu người bán phải lập hóa đơn có đầy đủ các nội dung hướng dẫn tại khoản 1 Điều này:
- Hóa đơn tự in của tổ chức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua, dấu của người bán.
- Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.
- Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật thuế, căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức bán hàng, cách thức lập hóa đơn của doanh nghiệp và trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, Cục thuế xem xét và có văn bản hướng dẫn hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “dấu của người bán”.
- Các trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính."
Theo điểm 4 phụ lục 1 thông tư 39 có quy định:
"4. Các chứng từ được quản lý như hóa đơn gồm:
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ;
- Phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý..."
Như vậy trên đây những quy định mới nhất về phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử. Mong rằng những chia sẻ của Kế toán Lê Ánh chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với các bạn!
Xem thêm: Cách viết hoá đơn điện tử, kê khai và hạch toán hàng gửi đại lý bán đúng giá