Thủ tục, hồ sơ khi góp vốn bằng tài sản

Có nhiều hình thức góp vốn vào các đơn vị khác. Có thể góp vốn bằng tiền hoặc góp vốn bằng tài sản. Nếu góp vốn bằng tài sản, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục.

Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên tại lớp học kế toán thực tế Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn thủ tục, hồ sơ khi góp vốn bằng tài sản vào đơn vị khác.

>>> Xem thêm: Các công việc phải làm của Kế toán Tài sản cố định

1. Thủ tục góp vốn bằng tài sản

Chi tiết các bước trong thủ tục góp vốn bằng tài sản

Bước 1: Hai bên ký kết hợp đồng góp vốn

Bước 2: Thẩm định giá và giao nhận tài sản:

  • Trường hợp 1: Nếu tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ
  • Trường hợp 2: Nếu tài sản không đăng ký quyền sở hữu, lập biên bản giao nhận. Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo uỷ quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;

Bước 3: Dựa vào biên bản giao nhận và hợp đồng góp vốn hai bên tiến hành ghi tăng hoặc ghi giảm tài sản góp vốn.

2. Hồ sơ góp vốn bằng tài sản

Hồ sơ góp vốn bằng tài sản bao gồm:

a. Hợp đồng liên doanh, liên kết

b. Biên bản định giá tài sản

CÔNG TY…………..

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN GÓP VỐN

Tại thời điểm ……………

-          Căn cứ Luật doanh nghiệp số 60/QH11 ngày 29/11/2005

-          Xét nhu cầu của các bên

 

Hôm nay, ngày …………………… tại ………………………. đã tiến hành việc định giá tài sản.

Thành phần định giá gồm các ông, bà có tên dưới đây:

1.    Ông……………………………………………………………………………………….

       Địa chỉ:……………………………………………………………………………………

3.    Ông……………………………………………………………………………………….

       Địa chỉ:………………………………………..……………………………………………..

đã tiến hành định giá tài sản như sau:

1.    Tài sản định giá là:…………………………. đồng

2.    Nguyên tắc định giá: Định giá tài sản theo giá thị trường theo nguyên tắc nhất trí

3.    Nội dung việc định giá:…………………………………………………………….

4.    Kết thúc định giá:…………………………… đồng

5.    Cam kết của các bên tham gia định giá:……………………………………………

Cuộc họp kết thúc lúc 10h cùng ngày, nội dung thảo luận tại cuộc họpđã được các bên dự họp thông qua và cùng ký vào biên bản.

Chữ ký của các thành viên

 

 

c. Biên bản giao  nhận điều chuyển tài sản

UBND THÀNH PHỐ ………

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

BIÊN BẢN ĐIỀU CHUYỂN, BÀN GIAO TÀI SẢN - DỤNG CỤ

 

Hôm nay, ngày……tháng…….năm 20….Tại:...................................................................................................

Theo đề nghị của: ......................................................................................................................................

Chúng tôi gồm có:

  1. Ông/Bà:............................................................................... Đại diện Phòng QTTB&CSVC
  2. Ông/Bà:............................................................................... Đại diện Phòng KHTC
  3. Ông/Bà:............................................................................... Đơn vị chuyển tài sản
  4. Ông/Bà:............................................................................... Đơn vị nhận tài sản

Cũng tiến hành điều chuyển, bàn giao các loại tài sản – dụng cụ theo danh mục sau:

 

Stt

Tên tài sản, thiết bị

Số lượng

Năm đưa vào sử dụng

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ đơn vị:................................................................................ Đến đơn vị:…………………………

Lý do điều chuyển:...................................................................

 

 

 

Ngày…….tháng…….năm 20….

 

Trưởng P.QTTB&CSVC

Trưởng P.KHTC       

Trưởng đơn vị  chuyển tài sản

Trưởng đơn vị nhận tài sản

 

d. Biên bản chứng nhận góp vốn

GIẤY CHỨNG NHẬN PHẦN VỐN GÓP

Số: ….. -2011/GCN (Lần ….)


-   Căn cứ Luật Doanh nghiệp Việt Nam số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-   Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: .................. cấp ngày....... tháng ...... năm ....... của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh ..........................
-   Căn cứ tình hình góp vốn thực tế của thành viên.

CHỨNG NHẬN


Thành viên:..............................................................................................................................

Địa chỉ:.....................................................................................................................................

Giấy CMND/ĐKKD số:....................................... do:.................................. cấp ngày:.................


Đã góp đủ giá trị phần vốn góp của mình là:............................... VNĐ (........................ chẵn), (Tỷ lệ vốn góp …………….%)

Hình thức góp vốn:

+   Tiền mặt

+   Tài sản

Thời điểm góp vốn:..................................................................................................................

Giấy chứng nhận này được lập thành hai bản gốc, một bản cấp cho thành viên góp vốn, một bản lưu ở hồ sơ công ty.

......, ngày ....... tháng ....... năm 200......

Hóa đơn GTGT (trường hợp tài sản cần đăng ký quyền sở hữu)

Bộ hồ sơ tài liệu gốc về tài sản.

>> Mẫu bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi mẫu số 01 – BH

3. Cách hạch toán góp vốn bằng tài sản cố định

a. Nếu là cá nhân góp vốn vào thành lập Doanh nghiệp

- Khi doanh nghiệp thực nhận vốn góp bằng TSCĐ của các chủ sở hữu:

Nợ các TK 211( theo giá thỏa thuận)

   Có TK 4111- Vốn góp của chủ sở hữu

b. Nếu là công ty góp vốn liên doanh, liên kết vào doanh nghiệp khác

- Bên nhận tài sản góp vốn:

Khi doanh nghiệp thực nhận vốn góp bằng TSCĐ của các DN khác

Nợ TK 211 (theo giá thỏa thuận)

   Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu

- Bên góp vốn bằng tài sản

Khi góp vốn vào công ty con, liên doanh, liên kết bằng TSCĐ hữu hình thì có 2 trường hợp

+ Trường hợp giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại của tài sản đem đi góp vốn nhỏ hơn giá trị do các bên đánh giá lại, kế toán ghi:

Nợ TK 222 - (theo giá trị đánh giá lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ

    Có các TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

    Có TK 711 - Thu nhập khác

+ Trường hợp giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại của tài sản đem đi góp vốn lớn hơn giá trị do các bên đánh giá lại, kế toán ghi:

Nợ TK 222

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ

Nợ TK 811 - Chi phí khác

    Có TK 211 - TSCĐ hữu hình(nguyên giá)

Trên đây là chi tiết thủ tục và hồ sơ khi góp vốn bằng tài sản cố định. Bài viết biên soạn bởi đội ngũ giảng viên của Trung tâm kế toán Lê Ánh. Cảm ơn các bạn đã quan tâm!

Tham khảo thêm: Cách tính khấu hao tài sản cố định đã qua sử dụng

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Nếu như bạn muốn theo học kế toán để được các kế toán trưởng trên 10 năm kinh nghiệm hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ kế toán thực tế thì có thể liên hệ:

 KẾ TOÁN LÊ ÁNH 

Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành, khoá học kế toán thuế chuyên sâu, khoá học phân tích tài chính, khoá học hành chính nhân sự, ng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)

Ngoài ra, tại trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin chi tiết về các khoá học này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline hoặc truy cập website: www.ketoanleanh.vn.