Định nghĩa của kế toán

Định nghĩa của kế toán cần tất cả những nhà kinh tế nói chung và kế toán nói riêng hiểu và biết, bởi nó chính là tấm gương phản ánh của nền kinh tế hiện đại.

tai-lieu-ke-toan

>>> Xem thêm: Hạch toán cùng sự phát triển của xã hội

Khái niệm về kế toán có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, qua từng thời kỳ và theo quan điểm của các tác giả khác nhau.

  • Trước hết, vào năm 1941, theo Needles, Anderson & Caldwell (2003), Viện Kế toán Công chứng Hoa Kỳ, đã định nghĩa:

    “Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại và tổng hợp một cách có ý nghĩa dưới hình thức bằng tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các sự kiện mà ít nhiều có liên quan đến tài chính, và giải trình kết quả của việc ghi chép này”.

Tuy nhiên đây là quan điểm cổ điển về kế toán, chú trọng đến nhiệm vụ giữ  sổ sách cố hữu của người kế toán và không còn phù hợp với thực tiễn kế toán hiện nay nữa. 

Ngày nay, với quan điểm mới, kế toán không chỉ quan tâm đến việc giữ  sổ sách mà còn liên quan đến  toàn bộ các hoạt động, bao gồm việc hoạch định chiến lược,  giải quyết vấn đề về tài chính và đánh giá tổng quát các hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán ngày nay phải chú trọng việc xử lý thông tin kế toán cho người sử dụng thông tin dù họ ở bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp.

  • Vào năm 1970, Viện Kế toán Công chứng Hoa Kỳ cho rằng,

    “Nhiệm vụ của kế toán là cung cấp thông tin định lượng, chủ yếu mang tính chất tài chính về các đơn vị kinh tế hạch toán độc lập nhằm giúp ích cho việc làm các quyết định kinh tế”.

  • Theo tinh thần của kế toán quốc tế, kế toán được định nghĩa là

    “Hệ thống thông tin và kiểm tra dùng để đo lường/phản ánh, xử lý và truyền đạt những thông tin về tài chính, kết quả kinh doanh và các luồng tiền tạo ra của một đơn vị kinh tế”.

  • Được sử dụng nhiều nhất là quan điểm nêu trong Luật kế toán của Việt Nam, 

    “Kế toán là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”.

  • Theo điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước Việt Nam thì

    “Kế toán được xem là việc ghi chép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thức giá trị để phản ánh kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn của Nhà nước, cũng như của từng tổ chức, xí nghiệp”.

  • Theo Libby, Libby, Short, Lafond, Lanthier (2003), 

    “Kế toán là một hệ thống thông tin cho phép thu thập và truyền đạt thông tin mà chủ yếu là những thông tin mang bản chất tài chính thường được số hoá dưới hình thức giá trị về các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp và các tổ chức. Những thông tin này được cung cấp nhằm giúp những người quan tâm trong quá trình ra các quyết định kinh tế mà chủ yếu các quyết định này liên quan đến việc phân bổ nguồn lực”.

Kế toán trong nền kinh tế - xã hội hiện tại nắm giữ vai trò quan trọng. Tất cả các đơn vị có hoạt động đều cần kế toán để quản lý các công việc của mình.

KẾ TOÁN LÊ ÁNH 

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán tổng hợp thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)

Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến các khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM đang được đào tạo tại trung tâm Lê Ánh, vui lòng truy cập website: https://ketoanleanh.edu.vn/ để biết thêm thông tin về các khóa học này.