Hướng dẫn cách kiểm tra và xử lý số liệu tài khoản 131 và 331

Tài khoản 131 và 331 là hai tài khoản lưỡng tính, vừa có số dư bên Nợ, vừa có số dư bên có trên bảng cân đối kế toán. Kế toán cần phân biệt rõ hai tài khoản này để định khoản và theo dõi cho đúng bản chất.

Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên tại lớp học kế toán thực hành tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn các bạn những lưu ý về tài khoản 131 và 331.

>>> Xem thêm: Một vài lưu ý về kế toán tiền gửi ngân hàng

I. KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU TÀI KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG - TÀI KHOẢN 131

  • Tài khoản 131 có thể vừa có số dư bên Nợ vừa có số dư bên Có. Kế toán không được phép cấn trừ số dư bên Nợ và số dư bên Có của TK 131.
  • Tài khoản 131 có số dư Nợ khi khách hàng mua hàng nhưng chưa thanh toán cho nhà cung cấp.

Số Dư Nợ TK 131 trên sổ cái = Chỉ tiêu (MS) 131 – Phải thu khách hàng trên Bảng cân đối kế toán thuộc khoản phải thu = Số dư Nợ cuối kỳ TK 131 trên bảng cân đối số phát sinh = Số phải thu của khách hàng trên sổ theo dõi công nợ phải thu.

  • Tài khoản 131 có số dư Có khi khách hàng ứng trước tiền mua hàng cho doanh nghiệp nhưng chưa lấy hàng hoặc doanh nghiệp chưa xuất hóa đơn cung ứng dịch vụ. Kiểm tra xem tại sao doanh nghiệp chưa xuất hóa đơn, nếu đã giao hàng, hoàn thành dịch vụ đảm bảo điều kiện xuất hóa đơn thì tiến hành xuất hóa đơn cho khách hàng.

Số dư có TK 131 trên sổ cái = chỉ tiêu (MS) 313 – Người mua trả tiền trước trên bảng cân đối kế toán = Số Dư Có cuối kỳ TK 131 trên bảng cân đối số phát sinh.

huong-dan-cach-kiem-tra-va-xu-ly-so-lieu-tai-khoan-131-va-331

Kiểm tra và xử lý số liệu tài khoản phải thu khách hàng

Xem thêm: Các quy trình kế toán trong doanh nghiệp thương mai, sản xuất, xây dựng

II. KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU TÀI KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN - TÀI KHOẢN 331

Tài khoản 331 – Phải trả người bán là một tài khoản lưỡng tính, có thể có số dư cả hai bên. Kế toán chỉ được cấn trừ bên Nợ và bên Có TK 331 của cùng một đối tượng.

  • Tài khoản 331 có số dư bên Nợ khi doanh nghiệp ứng trước tiền mua hàng cho người bán: Số Dư Nợ 331 trên sổ cái = Chỉ tiêu (MS) 132 – trả trước cho người bán trên Bảng cân đối kế toán thuộc khoản phải thu = Số dư Nợ cuối kỳ TK 331 trên bảng cân đối số phát sinh.
  • Tài khoản 331 có số dư bên Có khi doanh nghiệp đi mua hàng chưa trả tiền người bán. Kiểm tra lại các hợp đồng chưa thanh toán xem đã quá hạn thanh toán chưa và lên kế hoạch thanh toán cho nhà cung cấp.

Số dư Có TK 331 trên sổ cái = Chỉ tiêu (MS) 312 – Phải trả cho người bán trên Bảng cân đối kế toán thuộc khoản phải trả = Số dư Có TK 331 trên bảng cân đối số phát sinh.

Lưu ý 1: Có thể cấn trừ công nợ giữa đối tượng vừa là người mua hàng vừa là nhà cung cấp của doanh nghiệp. Hồ sơ cấn trừ công nợ bao gồm:

+ Bảng đối chiếu công nợ
+ Biên bản thỏa thuận về việc cấn trừ công nợ

+ Cách hoạch toán: Nợ 331/ có TK 131

Lưu ý 2: Cuối năm, kế toán phải lập biên bản đối chiếu công nợ có chữ ký và dấu của cả 2 bên.

Trên đây, kế toán Lê Ánh vừa hướng dẫn cách kiểm tra và xử lý số liệu tài khoản 133 (phải thu của khách hàng) và tài khoản 331 (phải trả người bán) một cách chi tiết. Mong rằng bài viết hữu ích với các bạn.

Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm kiểm tra và xử lý số liệu tài khoản tiền mặt

Để nhanh chóng thành thạo nghiệp vụ kế toán, bạn có thể tham gia khóa học kế toán tại Trung tâm Lê Ánh

Ngoài chương trình đào tạo kế toán, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu ở hà nội và tphcm được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: 

https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Từ khóa liên quan: tài khoản lưỡng tính, kiểm tra xử lý số liệu tK 131 và 331, tài khoản phải thu khách hàng, tài khoản phải trả người bán, cách xử lý số liệu tài khoản lưỡng tính.

 

KẾ TOÁN LÊ ÁNH 

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán tổng hợp thực hành và làm dịch vụ kế toán trọn gói tốt nhất thị trường

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)

 

Đánh giá:

Bài viết liên quan