Kế toán dịch vụ vận tải

Dịch vụ vận tải bao gồm vận tải đường bộ như ô tô, xe lửa, tàu điện…; vận tải đường biển và vận tải đường hàng không.

Mỗi loại phương tiện khác nhau sử dụng nguồn nguyên liệu khác nhau, mỗi đơn vị kinh doanh có cách quản lý riêng của mình. Tuy nhiên các dịch vụ vận tải đều chung nguyên tắc tập hợp chi phí và tính giá thành

Trong bài viết này chúng ta đi sâu phân phần tính giá thành của dịch vụ vận tải đường bộ, đặc biệt là ô tô. Các dịch vụ vận tải khác, công tác tính giá thành cũng tương tự.

Kế toán giá thành của dịch vụ vận tải

Dịch vụ vận tải có nhiều hoạt động khác nhau: Vận tải hành khách, vận tải hàng hóa. Ở mỗi hoạt động cũng có thể chia thành nhiều tour, tuyến.

Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành

Đối với doanh nghiệp vận tải, đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành thường là số km, tấn/km chạy được trong kỳ của từng tàu, xe, hay từng đội xe, hay theo từng tuyến.

Nội dung các khoản mục chi phí dịch vụ vận tải

Giá thành của dịch vụ vận tải bao gồm 3 khoản mục sau:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của hoạt động vận tải là xăng, dầu, nhớt chạy tàu, xe…

Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành. Vì vậy, vấn đề quan trọng hàng đầu của các công ty này là làm thế nào để quản lý tốt nhất chi phí xăng, xe… Do đó các công ty vận tải thường phải xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu cho từng xe, tàu trên cơ sở từng loại xe, tình trạng của xe, tuyến đường xe chạy… và có nhiều biện pháp quản lý khác nhau cho phù hợp với thực tế tại công ty

Các công ty vận tải thông thường mở Bảng kê chi tiết thống kê số km xe chạy và thống kê số lượng nhiên liệu của từng loại xe, chi tiết từng tài xế

Minh họa: Bảng thống kê số km xe chạy và tiêu thụ nhiên liệu:

Số TT phiếu

Ngày cấp phiếu

Tên lái xe

Số km bắt đầu

Số km kết thúc

Số km thực tế đi

Số km phải hoạt động theo ĐM

Chênh lệch

Định mức tiêu thụ của xe (L/100km)

Số lượng được cấp phát xăng A92/95

Số lượng được cấp pháp nhớt

01

Nguyễn Văn A, xe số 50A

           
 

06/3/2020

 

13262

13772

510

   

15

77

 
 

07/3/2020

 

13772

14312

540

   

15

81

 
 

08/3/2018

 

14312

15176

864

   

15

130

 
 

...

                 

 

Theo bảng trên, tài xế được cấp phát xăng theo định mức, trường hợp số lượng xăng sử dụng thực tế cao hơn công ty sẽ xem xét lại và xử lý theo từng trường hợp cụ thể.

Mức tiêu hao nhiên liệu thực tế mỗi xe được tính theo công thức sau:

Chi phí nhiên liệu tiêu hao trong kỳ = Chi phí nhiên liệu còn ở phương tiện lúc đầu kỳ + Chi phí nhiên liệu mua vào trong kỳ - Chi phí nhiên liệu còn ở phương tiện lúc cuối kỳ

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: chi phí lương và các khoản trích theo lương của tài xế, phụ xe, trưởng, phó tàu. Lương nhân viên được trả theo tháng hoặc theo doanh thu.

Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung của hoạt động vận tải gồm chi phí khấu hao tàu, xe; chi phí nhân viên phục vụ chung trên xe, tàu (như nhân viên vệ sinh, nhân viên bảo vệ trên xe lửa, tàu biển); chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hiểm tàu xe, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí vệ sinh…

Chi phí săm lốp của các phương tiện vận tải đường bộ thường bị hao mòn với mức độ nhanh hơn mức khấu hao đầu xe nên thường phải thay thế nhiều lần, nên giá trị săm lốp thay thế không tính vào giá thành vận tải ngay một lúc khi xuất dùng thay thế, mà phải chuyển dần từng tháng.

Note: Hàng tháng các doanh nghiệp vận tải ô tô được trích trước chi phí săm lốp vào giá thành vận tải

Tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ bao gồm:

  • TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
  • TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
  • TK 627: Chi phí sản xuất chung
  • TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành của các hoạt động dịch vụ (theo phương pháp kê khai thường xuyên

so-do-ke-toan-tap-hop-chi-phi-va-gia-thanh-cua-cac-hoat-dong-dich-vu

 

Công ty taxi A chuyên vận chuyển hành khách, tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ theo xe, trong tháng 5/N có tình hình tổ chức quản lý và hạch toán giá thành vận tải như sau:

Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành: từng xe; Kỳ tính giá thành: cuối tháng, để quản lý chi phí xăng xe, công ty đã thực hiện như sau:

Hai bên công ty và tài xế ký hợp đồng thỏa thuận chia doanh thu:

Doanh thu (1 ngày)

Tỷ lệ Công ty hưởng

Tỷ lệ Tài xế hưởng

<= 1,5 triệu đồng (tr)

55%

45%

Từ 1,5 tr đến 2 tr

51%

49%

> 2 tr

49%

51%

...

...

...

Công ty cũng quy định doanh số chạy ít nhất trong ngày là 1.000.000đ

Toàn bộ chi phí xăng xe do tài xế chịu, sau khi trừ chi phí xăng, tiền phạt (nếu có), số tiền còn lại là thu nhập của tài xế.

Tài xế chỉ mua xăng ở các công ty xăng dầu đã ký cung cấp xăng cho công ty taxi (công ty muốn hưởng khoản chiết khấu thương mại từ bên công ty xăng dầu). Mỗi khi đổ xăng công ty xăng dầu xác nhận số xăng mà tài xế đã đổ, hàng ngày tài xế nộp phiếu mua xăng cho phòng kế toán.

  • Hàng ngày (hay định kỳ) các công ty xăng dầu sẽ gửi hóa đơn thu tiền xăng theo từng đầu xe về công ty taxi.
  • Phòng kế toán đối chiếu phiếu mua xăng của tài xế với hóa đơn tiền xăng của các đơn vị cung cấp xăng dầu, thanh toán tiền cho nhà cung cấp.

Doanh thu thu được hàng ngày tài xế nộp hết về công ty, cuối tuần sau khi trừ tiền xăng, công ty trả lại thu nhập cho tài xế.

Mỗi công ty có thể áp dụng các phương pháp quản lý khác nhau nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh và đảm bảo thu nhập hợp lý cho người lao động. Các phương pháp này cũng sẽ thay đổi theo thời gian, nhất là trong thời điểm có các công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ hỗ trợ công tác quản lý như ngày nay.

Trên đây kế toán Lê Ánh đã hướng dẫn kế toán dịch vụ vận tải. Để hiểu hơn về cách hạch toán các nghiệp vụ kế toán dịch vụ vận tải bạn đọc có thể tham khảo các bài viết trên ketoanleanh.edu.vn hoặc đăng ký các lớp học kế toán thực tế tại kế toán Lê Ánh.