Những điều cần biết về chi phí nghỉ mát mới nhất 2016

Mùa hè đến, doanh nghiệp và người lao động lại đang lên chương trình kế hoạch nghỉ mát cho công nhân viên. Và bạn cần xử lý những chi phí này là chi phí hợp lý.

Bài viết dưới đây, Kế toán Lê Ánh sẽ tổng hợp lại cho bạn tất cả những điều cần biết về chi phí nghỉ mát theo thông tư mới nhất 2016.

chi-phi-phuc-loi-cho-nhan-vien-0909092900

      >>> Xem thêmHạch toán tiền thai sản 2016

1.    MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ NGHỈ MÁT VÀ CÁC LOẠI THUẾ

a.   Thuế TNDN
Căn cứ theo Thông tư 151/2014/TT-BTC , Chi phí nghỉ mát của doanh nghiệp sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu đáp ứng được điều kiện:

Công ty chi tiền cho người lao động tự tổ chức đi nghỉ mát nếu không vượt quá 1 tháng lương bình quân thực tế trong năm thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Các bạn hiểu quỹ tiền lương thực tế là toàn bộ số tiền lương mà doanh nghiệp đã chi cho năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định. Việc xác định quỹ lương thực tế là 1 công việc rất quan trọng và cần thiết, đòi hỏi sự chính xác để từ đó đưa ra mức chi phí nghỉ mát trong khung hợp lý.

Trong trường hợp, doanh nghiệp chi vượt 1 tháng lương bình quân thì phần vượt thêm đó sẽ không được tính là chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN và sẽ được kê vào chỉ tiêu B4 của tờ khai Thuế TNDN.

b.    Thuế GTGT

Hiện nay, Kế toán Lê Ánh nhận thấy có khá nhiều các bài viết trên mạng khẳng định chi phí nghỉ mát không được khấu trừ thuế GTGT. Tuy nhiên, đây chỉ là những quan điểm cũ, bởi họ cho rằng chi phí nghỉ mát không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, do đó không được khấu trừ Thuế GTGT.

Theo quan điểm mới, chi phí nghỉ mát tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, nhưng nó là chi phí nhằm tăng động lực làm việc của người lao động, tức là nó cũng tham gia và tác động vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy nó phải được khấu trừ Thuế GTGT đầu vào.

Theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế gửi Cục thuế tỉnh Đồng Nai trong công văn số 4005 ngày 29/9/2015 thì “Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chỉ hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp”
Do vậy, doanh nghiệp được khấu trừ Thuế GTGT đối với các khoản chi phúc lợi tương ứng với khoản tiền được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN nếu các khoản chi này đáp ứng các điều kiện về khấu trừ theo quy định.
Như vậy, khi cho công nhân viên đi nghỉ mát, doanh nghiệp được khấu trừ các khoản chi trong quá trình nghỉ mát. Nhiệm vụ của Kế toán là phải tập hợp được đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của các khoản chi này.

c.    Thuế TNCN
Khi công ty tiến hành cho nhân viên nghỉ mát, nhân viên có thể phải đóng thuế TNCN hoặc không đóng thuế tùy từng trường hợp. Cụ thể: 

  • Chi phí nghỉ mát cho người lao động sẽ phải tính thu nhập chịu Thuế TNCN nếu khoản chi trả ghi rõ tên của người lao động được hưởng, hoặc khoản chi trả này trả bằng tiền mặt cho từng đối tượng người lao động thì khoản chi này tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.

  • Mặt khác, nếu khoản chi này chi chung cho toàn doanh nghiệp thì không được tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.

2.    CÁCH HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGHỈ MÁT VÀ HỒ SƠ THANH TOÁN

m%C3%B4-t%E1%BA%A3-c%C3%B4ng-vi%E1%BB%87c-c%E1%BB%A7a-k%E1%BA%BF-to%C3%A1n-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p(1)

Trường hợp 1: Doanh nghiệp không tổ chức cho công nhân viên đi nghỉ mát, mà chi tiền cho công nhân viên tự đi.

  • Hồ sơ gồm có:

a.    Hồ sơ quy định nội dung nghỉ mát
-    Hợp đồng lao động
-    Thỏa ước lao động tập thể
-    Quy chế tài chính của công ty
b.    Hồ sơ thanh toán
-    Quyết định của giám đốc về việc chi cho nhân viên nghỉ mát kèm theo tờ trình nghỉ mát
-    Dự toán kinh phí nghỉ mát
-    Danh sách nhân viên được tham gia nghỉ mát
-    Bảng kê danh sách có chữ ký nhân viên nhận tiền nghỉ mát (nếu nhận bằng tiền mặt)
-    Giấy báo nợ của ngân hàng (nếu chuyển khoản)

  • Cách hạch toán:

Nợ TK 642

Nợ TK 133

Có TK 111, 112

Có TK 3335

Trường hợp 2: Doanh nghiệp tổ chức cho công nhân viên đi nghỉ mát theo đoàn.

  • Hồ sơ gồm có:

a.    Hồ sơ quy định nội dung nghỉ mát 

-    Hợp đồng lao động
-    Thỏa ước lao động tập thể
-    Quy chế tài chính của công ty
b.    Hồ sơ thanh toán
-    Quyết định của giám đốc về việc chi cho nhân viên nghỉ mát
-    Danh sách nhân viên được tham gia nghỉ mát
-    Chứng từ của các khoản chi cho việc nghỉ mát. Trong đó bao gồm ( hợp đồng dịch vụ đi lại, ăn, nghỉ; các hóa đơn vui chơi, ăn uống, dịch vụ; vé máy bay, giấy báo nợ…)
Lưu ý: Các chứng từ này phải là những hóa đơn hợp lý, hợp lệ, xác định rõ rang nguồn gốc nhà cung cấp, thời gian viết hóa đơn phải trùng với thời gian nghỉ mát quy định, các khoản chi không vượt định mức, các hóa đơn có giá trị lớn hơn 20 triệu đồng phải thanh toán bằng chuyển khoản.

  • Cách hạch toán:

Nợ TK 642

Nợ TK 133

Có TK 111, 112,113

Mong bài viết sẽ hữu ích với bạn!

 

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

Chuyên đào tạo các Khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán trọn gói 

HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)

(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Bên cạnh các khoá học kế toán, trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khoá học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu và các khoá học chuyên sâu tại Hà Nội và TPHCM, nếu bạn quan tâm, vui lòng truy cập website: www.ketoanleanh.vn để biết thêm thông tin chi tiết