Tài Sản Cố Định Là Gì? Điều Kiện Ghi Nhận Tài Sản Cố Định

Tài sản cố định là một loại tài sản quan trọng của doanh nghiệp dù là doanh nghiệp thương mại hay sản xuất. Trong bài viết này, giảng viên khóa học kế toán tổng hợp thực hành sẽ giúp bạn nắm được khái niệm tài sản cố định là gì, điều kiện ghi nhận tài sản cố định (TSCĐ) theo quy định của pháp luật.

I. Tài sản cố định là gì? Quy định về tài sản cố định mới nhất

1. Khái niệm tài sản cố định

Tài sản cố định là gì

Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn và tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, được sử dụng nhằm tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

Nói cách khác, Tài sản cố định là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc trên chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoặc bằng 1 năm)

TSCĐ bao gồm những tài sản đang sử dụng, chưa sử dụng hoặc không còn được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh do chúng đang trong quá trình hoàn thành (máy móc thiết bị đã mua nhưng chưa hoặc đang lắp đặt, nhà xưởng đang xây dụng chưa hoàn thành) hoặc do chúng chưa hết giá trị sử dụng nhưng không được sử dụng. Những tài sản thuê tài chính mà doanh nghiệp sẽ sở hữu cũng thuộc về tài sản cố định

2. Ví dụ về tài sản cố định

Tài sản cố định có thể là các tài sản như tòa nhà, phương tiện vận tải, máy móc, thương hiệu hay các quyền sở hữu liên quan đến doanh nghiệp,...

3. Tầm quan trọng của tài sản cố định trong doanh nghiệp

Tài sản cố định đóng một vai trò thiết yếu trong doanh nghiệp, cụ thể như sau:

- Tài sản cố định là tư liệu lao động chủ yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

- Tài sản cố định là tài sản có giá trị lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của doanh nghiệp. - Tài sản cố định là cơ sở để doanh nghiệp xác định giá trị doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp được tính toán dựa trên giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp, bao gồm cả tài sản cố định.

4. Đặc điểm của tài sản cố định

Đặc điểm của tài sản cố định: Tuổi thọ có thời gian sử dụng trên 1 năm, tức là TSCD sẽ tham gia vào nhiều niên độ kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm làm ra thông qua khoản chi phí khấu hao. Điều này làm giá trị của TSCĐ giảm dần hàng năng.

Tuy nhiên, không phải mọi tài sản có thời gian sử dụng trên 1 năm đều được gọi là TSCĐ, thực tế có những tài sản có tuổi thok trên 1 năm nhưng vì giá trị nhỏ nên chúng không được coi là TSCĐ mà được xếp vào tài sản lưu động

Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính, một tài sản được gọi là TSCĐ khi có đặc điểm như đã nêu đồng thời phải có giá trị trên 30 triệu đồng

5. Phân loại tài sản cố định

- Phân loại theo hình thái biểu hiện: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình

- Phân loại theo công dụng kinh tế: TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh và dùng ngoài sản xuất kinh doanh

- Phân loại theo tình hình sử dụng: TSCĐ đang sử dụng, chưa cần dụng và không cần dùng, chờ thanh lý

- Phân loại theo mục đích sử dụng: TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh; TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng; TSCĐ bảo quản hộ, cất giữ cho nhà nước, cho các doanh nghiệp khác

- Phân loại theo quyền sở hữu: TSCĐ tự có, TSCĐ đi thuê (TSCĐ thuê hoạt động, TSCĐ thuê tài chính)

Tài sản cố định hữu hình

TSCĐ HH là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ HH, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh ngưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, như: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị.

Tài sản cố định vô hình

TSCĐ VH là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ VH, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như: một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả, phần mềm tin học,...

- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng là những TSCĐ do DN quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp. Các TSCĐ này cũng được phân loại theo quy định.

- TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ là những TSCĐ doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Tùy theo yêu cầu quản lý của từng DN, DN tự phân loại chi tiết hơn các TSCĐ của DN trong từng nhóm cho phù hợp.

Tài sản cố định thuê tài chính

Đơn vị có quyền kiểm soát lại tài sản này trong thời gian dài nhưng không có quyền sở hữu. Hình thái biểu hiện của tài sản này mang đặc điểm của tài sản cố định hữu hình hoặc vô hình.

Để ghi nhận là TSCĐ thì tài sản phải thoản mãn đồng thời các điều kiện trong quy định hiện hành sau:

- Có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên;

- Nguyên giá của tài sản được xác định một cách đáng tin cậy;

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai;

- Thời gian sử dụng phải từ một năm trở lên.

Tài sản cố định tương tự

Là tài sản cố định có tông dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương

6. Quy định về tài sản cố định

Quy định về tài sản cố định được quy định tại các văn bản pháp luật sau:

  • Luật Kế toán số 03/2015/QH13
  • Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định chế độ kế toán doanh nghiệp
  • Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định

Xem thêm: Cách Xác Định Nguyên Giá Tài Sản Cố Định

II. Các điều kiện ghi nhận tài sản cố định

1. Điều kiện ghi nhận tài sản cố định hữu hình

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định hữu hình được ghi nhận khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Tài sản có giá trị lớn hơn hoặc bằng 30 triệu đồng (đối với doanh nghiệp siêu nhỏ) hoặc 100 triệu đồng (đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa) và không quá 300 triệu đồng (đối với doanh nghiệp khác). Giá trị tài sản cố định là giá mua, giá tự xây dựng, giá do bên thứ ba định giá hoặc do các bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật.

- Tài sản được sử dụng trên 12 tháng để tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định theo quy định của pháp luật hoặc theo ước tính của doanh nghiệp.

- Tài sản có khả năng làm tăng doanh thu, giảm chi phí hoặc mang lại lợi ích khác cho doanh nghiệp trong tương lai dựa trên công dụng của tài sản và điều kiện kinh tế, nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.

2. Điều kiện ghi nhận tài sản cố định vô hình

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định vô hình được ghi nhận khi đáp ứng đủ các điều kiện như tài sản cố định hữu hình.

Ngoài ra, tài sản cố định vô hình phải thỏa mãn thêm các điều kiện sau:

- Doanh nghiệp có bằng chứng về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp tài sản đó.

- Doanh nghiệp có khả năng xác định được giá trị.

Doanh nghiệp cần lưu ý rằng, nếu tài sản cố định hữu hình hay vô hình không đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì không được ghi nhận là tài sản cố định, mà được ghi nhận là chi phí trong kỳ.

III. Ý nghĩa của việc ghi nhận tài sản cố định

Việc ghi nhận tài sản cố định có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Ghi nhận tài sản cố định sẽ giúp doanh nghiệp phản ánh đúng bản chất của tài sản cố định, từ đó giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về tình hình tài sản của doanh nghiệp.

- Tài sản cố định là một trong những khoản mục quan trọng trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, vì thế ghi nhận tài sản cố định giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin để lập báo cáo tài chính, từ đó giúp nhà đầu tư, chủ nợ và các đối tác liên quan có thể đánh giá đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Khấu hao tài sản cố định là việc phân bổ giá trị của tài sản cố định theo thời gian sử dụng. Việc trích khấu hao tài sản cố định giúp doanh nghiệp xác định đúng chi phí khấu hao trong kỳ.

- Một số loại tài sản cố định có thể là đối tượng chịu thuế, ví dụ như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế tài nguyên. Việc ghi nhận tài sản cố định giúp doanh nghiệp xác định đúng nghĩa vụ thuế đối với các loại tài sản cố định.

IV. Hạch toán tài sản cố định

Để hạch toán tài sản cố định, sử dụng tài khoản 211. Cụ thể:

- Hạch toán mua sắm, xây dựng tài sản cố định :

Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (giá gốc)

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

- Hạch toán tài sản cố định được tặng, biếu:

Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (giá gốc)

Có TK 711 - Thu nhập khác

- Hạch toán tài sản cố định được khấu hao:

Nợ TK 623 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ

- Hạch toán nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

Nợ TK 711 - Thu nhập khác

Có TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (giá trị còn lại)

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá trị thanh lý, nhượng bán)

Xem thêm: 

Qua bài viết này, có thể thấy doanh nghiệp cần nắm rõ tài sản cố định là gì, các điều kiện ghi nhận cũng như hạch toán tài sản cố định theo quy định của pháp luật. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo được tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính cũng như tuân thủ các quy định về thuế. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sẽ khai thác được tối đa giá trị của tài sản và tránh những tổn thất không đáng có.

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toánkhóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán cao cấpkhóa học kế toán xây dựng, sản xuất, khóa học kế toán quản trịkhóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích tài chính... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán online/ offline của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh 

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khoá học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM