Kế Toán Quản Trị Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Cần Biết

Hiện nay rất nhiều bạn thắc mắc không biết khái niệm về kế toán quản trị là gì? Vai trò, chức năng của kế toán quản trị trong doanh nghiệp là gì? Bài viết dưới đây Kế Toán Lê Ánh sẽ chia sẻ với bạn những kiến ​​thức cơ bản về kế toán quản trị giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này.

1. Khái niệm kế toán quản trị là gì?

Kế toán quản trị là gì

Kế toán quản trị là gì?

Kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán giải quyết các câu hỏi về tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Qua đó giúp các nhà quản lý doanh nghiệp ra các quyết định kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Thông tin kế toán quản trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc điều hành, kiểm soát và đánh giá doanh nghiệp.

Đối tượng sử dụng thông tin kế toán quản trị

Đối tượng sử dụng thông tin kế toán quản trị là các thành viên trong doanh nghiệp: Ban giám đốc, chủ doanh nghiệp, trưởng các bộ phận,...

Kế toán quản trị cung cấp hai loại thông tin: Thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Tất cả những thông tin này được gọi chung là thông tin quản trị. Trước khi cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo, kế toán quản trị cần hiểu rõ mục đích của những thông tin đó.

2. Đặc điểm của kế toán quản trị là gì?

Đặc điểm của kế toán quản trị

- Kế toán quản trị cũng liên quan đến việc dự đoán tương lai của doanh nghiệp. Nó giúp các nhà quản lý ra quyết định và lập kế hoạch vận hành cho doanh nghiệp của mình.

- Kế toán quản trị phân tích và giải thích nguyên nhân tăng trưởng và thua lỗ của doanh nghiệp so với các kỳ kế toán trước. Ngoài ra, kế toán quản trị còn xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó giúp nhà quản trị lập kế hoạch cho tương lai.

- Kế toán quản trị không cung cấp thông tin theo định dạng quy định như kế toán tài chính. Thông tin kế toán quản trị được trình bày dưới hình thức phù hợp nhất cho các nhà quản lý.

- Kế toán quản trị chỉ cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý ra quyết định chứ không phải là các quyết định cụ thể.

»»» Tham khảo: KHÓA HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ «««

3. Phân loại chi phí trong kế toán quản trị

Chi phí được chia thành nhiều loại có mục đích sử dụng và cách tính toán khác nhau phù hợp từng công việc trong doanh nghiệp.

Chi phí theo đầu vào Sản xuất kinh doanh

- Chi phí ban đầu: là các chi phí doanh nghiệp phải lo liệu, mua sắm, chuẩn bị từ lúc đầu để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, nhân công, chi phí bằng tiền, khấu hao tài sản cố định, chi phí mua ngoài.

- Chi phí luân chuyển nội bộ: là các chi phí phát sinh trong quá trình phân công và hiệp tác lao động trong nội bộ doanh nghiệp.

Chi phí theo khoản mục trong BCTC

- Chi phí sản phẩm: Là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay quá trình mua hàng hoá để bán. Như vậy chi phí sản phẩm bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếpchi phí sản xuất chung.

- Chi phí thời kỳ: là các chi phí để hoạt động kinh doanh trong kỳ, không tạo nên hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lợi nhuận của kỳ mà chúng phát sinh. Bao gồm: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí theo quy trình sản xuất kinh doanh

- Chi phí cơ bản: Là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, như chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công sản xuất sản phẩm: khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm.

- Chi phí chung: Là các chi phí dùng vào tổ chức, quản lý và phục vụ sản xuất có tính chất chung.

Chi phí theo đối tượng kế toán

- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất một loại sản phẩm, một công việc, lao vụ hoặc một hoạt động, một địa điểm nhất định và hoàn toàn có thể hạch toán, quy nạp trực tiếp cho sản phẩm, công việc, lao vụ,... đó.

- Chi phí gián tiếp: Là các chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm, công việc, lao vụ, nhiều đối tượng khác nhau nên phải tập hợp, quy nạp cho từng đối tượng bằng phương pháp phân bổ gián tiếp.

4. Mục tiêu của kế toán quản trị

- Hiểu rõ từng bộ phận cấu thành chi phí, tính toán tổng hợp chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, giá thành dịch vụ.

- Các biện pháp kiểm soát được thực hiện và lý do chênh lệch giữa chi phí ước tính và chi phí thực tế được phân tích và giải thích bởi kế toán quản trị.

- Lập dự toán ngân sách cho các hoạt động mục tiêu.

- Cung cấp thông tin cần thiết để ra quyết định kinh doanh đúng đắn.

5. Vai trò của kế toán quản trị

Vai trò của kế toán quản trị là gì

- Kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin ra quyết định cho ban giám đốc.

- Vai trò của kế toán quản trị liên quan đến 4 nhiệm vụ của nhà quản trị: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm soát, đánh giá kế hoạch và đưa ra quyết định.

6. Các chức năng của kế toán quản trị

- Lên kế hoạch: Kế toán quản trị hỗ trợ các nhà quản lý trong việc hoạch định và xây dựng các chính sách thông qua việc dự báo quá trình sản xuất sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, dòng tiền vào và dòng tiền ra, v.v.

- Tổ chức doanh nghiệp: Bằng việc hoạch định ngân sách và xác định chi phí của từng bộ phận, kế toán quản trị sẽ phân bổ nguồn lực hợp lý cho từng bộ phận để đảm bảo hoạt động thông suốt, tạo sự thống nhất giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.

- Kiểm soát hoạt động: Các nhà quản lý có thể so sánh công việc thực tế với các tiêu chuẩn đã được thiết lập để kiểm soát hiệu quả của các hoạt động của công ty.

7. Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị

Chủ quan

  • Quy mô doanh nghiệp, mục tiêu kinh doanh, chiến lược kinh doanh
  • Tổ chức sản xuất, công nghệ sản xuất
  • Nhận thức của nhà quản lý và trình độ của nhân viên khi áp dụng kế toán quản trị

Khách quan

  • Pháp luật và các quy định, quản lý ngành nghề kinh doanh
  • Áp lực cạnh tranh cùng với hội nhập kinh tế quốc tế

8. Nội dung của kế toán quản trị

Nội dung của kế toán quản trị

Nội dung của kế toán quản trị rất rộng, bao gồm:

  • Kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh. 
  • Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm.
  • Kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh.
  • Kế toán quản trị về các hoạt động đầu tư tài chính.
  • Kế toán quản trị các hoạt động khác của doanh nghiệp.

9. Các phương pháp của kế toán quản trị

Phương pháp chứng từ kế toán

Thu thập thông tin đầy đủ theo yêu cầu của kế toán quản trị dựa trên các chứng từ bắt buộc và hệ thống lưu trữ thủ công trong kế toán tài chính.

Phương pháp tài khoản kế toán

Căn cứ vào hệ thống sổ sách kế toán tài chính, căn cứ vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, tiến hành thu thập số liệu chi tiết.

Phương pháp tính giá

Không chỉ tính giá thực tế của tài sản, đối tượng... đã hoàn thành mà còn phải tính giá chi tiết của tài sản, đối tượng liên quan đến phương án ra quyết định trong tương lai.

Phương pháp tổng hợp và cân đối

Kế toán quản trị thường sử dụng phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán khi lập báo cáo cân đối tổng hợp và báo cáo nội bộ. Đồng thời, nó được sử dụng để tạo ra các bảng phân tích dữ liệu chi phí, doanh thu và kết quả để so sánh các phương án đang xem xét và đưa ra quyết định trong tương lai.

10. Mô tả công việc kế toán quản trị

Dưới đây là những công việc của kế toán quản trị cần phải làm trong thực tế, các bạn tham khảo nhé!

  • Chuẩn bị, xem xét và phân tích báo cáo tài chính, quản lý và thực hiện kế hoạch thường xuyên
  • Tổng hợp chi phí làm cơ sở tính giá thành sản phẩm
  • Hạch toán chi tiết doanh thu, phân bổ chi phí chung
  • Kiểm tra các tài khoản và chứng từ liên quan đến công ty
  • Phân tích toàn diện dữ liệu kế toán và lập báo cáo quản trị
  • Phân tích thông tin kế toán quản trị theo yêu cầu của cấp trên

11. Sự khác biệt cơ bản giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính 

Mỗi loại kế toán đảm nhận những nhiệm vụ cụ thể khác nhau.

Kế toán tài chính là gì?

Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.

Nhiệm vụ của kế toán tài chính là theo dõi, quan sát, tính toán và phản ánh tình hình về tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình và kết quả của đơn vị nhằm phục vụ cho các đối tượng sử dụng thông tin bên trong và bên ngoài đơn vị, nhưng chủ yếu là các đối tượng bên ngoài.

Kế toán tài chính cung cấp những thông tin về sự kiện xảy ra nên phải có độ chính xác và tin cậy cao. Mặt khác những thông tin này được thu thập trên cơ sở chứng từ và các bằng chứng thực tế, do vậy thông tin do kế toán tài chính cung cấp có tính pháp lệnh.

Kế toán quản trị là gì

Là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.

Nhiệm vụ của kế toán quản trị là qua số liệu của kế toán quản trị, xử lý và cung cấp thông tin về quá trình hình thành, phát sinh chi phí, tình hình quản trị tài sản, đơn vị trong việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định.

Kế toán quản trị có đặc điểm cơ bản là không những phản ánh những sự kiện đã xảy ra, mà còn phản ánh những sự kiện đang và sẽ xảy ra trong tương lai. Thông tin của kế toán quản trị cung cấp gắn liền với những bộ phận chức năng hoạt động trong đơn bị nên kế toán quản trị có tính linh hoạt và thích ứng cao.

Nhiệm vụ của kế toán tài chính và kế toán quản trị tuy khác nhau nhưng đều có chung nhiệm vụ là cung cấp thông tin cho người sử dụng kế toán.

Hai loại kế toán này không thể tách rời nhau mà có tính tương hỗ. Doanh nghiệp luôn cần cả hai loại kế toán này cho mục đích quản lý.

Để so sánh giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính ta đi tìm những điểm khác nhau và giống nhau giữa hai loại hình này

Sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị

 

Kế toán tài chính

Kế toán quản trị

Mục đích

Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính

Cung cấp thông tin phục vụ điều hành hoạt động sản xuất

Đối tượng sử dụng thông tin

Các nhà quản lý doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như: Nhà đầu tư, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, ngân hàng, cơ quan thống kê

Các nhà quản lý doanh nghiệp (Hội đồng quản trị, ban giám đốc)

Nguyên tắc trình bày và cung cấp thông tin

 

Phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận và được sử dụng phổ biến

Phải đảm bảo tính thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán nhất định để mọi người có cách hiểu giống nhau về thôn tin kế toán đặc biệt là báo cáo tài chính, phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là những yêu cầu quản lý tài chính và các yêu cầu của xã hội thông qua việc công bố những số liệu mang tính bắt buộc

Không có tính bắt buộc các nhà quản lý được toàn quyền quyết định và có sự điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và khả năng quản lý của doanh nghiệp

Về tính pháp lý của kế toán

 

Có pháp lệnh, hệ thống sổ , ghi chép, trình bày và cung cấp thông tin phải tuân theo các quy định thống nhất nếu muốn được thừa nhận

Mang tính nội bộ, thuộc thẩm quyền của từng doanh nghiệp phù hợp với đặc thù quản lý, yêu cầu quản lý, điều kiện và khả năng quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp

Đặc điểm thông tin

 

Thông tin dưới hình thức giá trị

Thông tin thực hiện về những nghiệp vụ phát sinh, đã xảy ra

Thông tin mang tính thuần túy, được thu thập từ các chứng từ ban đầu về kế toán

Thông tin được biểu hiện cả hình thái hiện vật và hình thái giá trị

Chủ yếu đặt trọng tâm cho tương lai vì phần lớn nhiệm vụ của nhà quản trị là lựa chọn phương án, đề án cho một sự kiện hoặc một quá trình chưa xảy ra

Thông tin được thu thập nhằm phục vụ cho chức năng ra quyết định của nhà quản lý và thường không có sẵn

Hình thức báo cáo sử dụng

Là báo cáo kế toán tổng hợp phản ánh tổng quát về sản nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ:

Đi sâu vào vào từng bộ phận, từng khâu các công việc của doanh nghiệp: Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành, báo cáo nợ phải trả, báo cáo nhập xuất và tồn kho của hàng tồn kho…

Kỳ báo cáo

Qúy, năm

Qúy, năm, tháng, tuần, ngày

Tính bắt buộc theo luật định

Bắt buộc tuân theo GAAP

Không bắt buộc tuần theo GAAP

Sự giống nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị

  • Đều đề cập đến các sự kiện kinh tế trong doanh nghiệp và đều quan tâm tới tài sản, vốn chủ sử hữu, nợ phải trả, doanh thu, chi phí hay quá trình lưu chuyển tiền tệ.
  • Đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán
  • Đều là công cụ quản lý doanh nghiệp

Xem thêm: 

Hy vọng bài viết trên Kế toán Lê Ánh đã giúp bạn hiểu kế toán quản trị là gì bởi đây là một công việc thú vị trong lĩnh vực kế toán tài chính. Nếu bạn là người nhanh nhạy trong việc giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, có khả năng thuyết phục thì nghề nghiệp này rất có triển vọng cho bạn trong lĩnh vực kế toán quản trị.

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toánkhóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích báo cáo tài chính... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh 

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM