Thẻ tài sản cố định mẫu số S23-DN
Mục địch lập thẻ tài sản cố định mẫu số S23-DN được lập để theo dõi chi tiết từng TSCD của doanh nghiệp, dựa trên nguyên giá và tính giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ. Kế toán Lê Ánh xin gửi đến bạn đọc bài viết nghiệp vụ tại đây.
>>>>Xem thêm: Khái niệm, phân biệt năm tài chính và năm dương lịch
Căn cứ và phương pháp ghi sổ thẻ tài sản cố định
Căn cứ để lập thẻ tài sản cố định:
- Lập biển bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
- Biển bản thanh lý TSCĐ
- Những tài liệu kỹ thuật có liên quan
Thẻ tài sản cố định được lập rá cho từng đối tượng ghi tài sản cố định. Thẻ TSCĐ dùng chung cho mọi TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc và máy móc thiết bị, cây, con gia súc… thẻ tài sản cố định gồm 4 phần chính như sau:
1. Ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ như: Tên, ký mã hiệu, quy cách ( cấp hạng), số hiệu, nước sản xuất( xây dựng), năm sản xuất, bộ phận quản lý sử dụng, năm bắt đầu đưa vào sử dụng, công suất( diện tích) thiết kế, ngày, tháng, năm và ký do đình chỉ sử dụng tài sản cố định.
2. Ghi đầy đủ các chỉ tiêu về nguyên giá TSCĐ từ ngay khi hình thành TSCĐ trải qua từng thời kỳ do đánh giá lại, xây dựng và trnag bị thêm hoặc tháo bớt những bộ phận và tính giá trị hao mồn qua những năm kế toán.
Trên thẻ tài sản cố định có các ký hiệu:
- Côt A,B,C,1: Ghi số hiệu,ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán, lý do hình thành nguyên giá và tính theo nguyên giá TSCĐ ở thời điểm kế toán đó.
- Cột 2: Ghi năm tính giá trị hao mòn TSCĐ
- Cột 3: Ghi nhận giá trị hao mòn TSCĐ của từng năm
- Cột 4: Ghi tổng số toàn bộ giá trị hao mòn trích công dồn tới thời điểm trong thẻ. Với những tài sản cố định thì kế toán sẽ không phải trích khấu hao nhưng vẫn phải tính hao mòn ( như TSCĐ dùng cho sự nghiệp, phúc lợi…) thì sẽ tính lại và ghi giá trị hao mòn tài sản cố định vào thẻ.
Nội dung sổ thẻ tài sản cố định gồm những gì
3. Ghi sổ phụ tùng và dụng cụ tính kèm theo tài sản cố định
- Các cột A, B, C: Ghi số thứ tự, tên quy cách và đơn vị tính của dụng cụ, phụ tùng
- Cột 1, 2: Ghi số lượng và giá trị của từng loại dụng cụ, phụ tùng kèm theo TSCĐ
- Cuối tờ thẻ, ghi giảm TSCĐ: Ghi số ngày, tháng, năm của chứng từ ghi giảm TSCĐ và lý do giảm tài sản cố định
Thẻ tài sản cố định do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng ký và soát xét trình giám đốc ký. Thẻ tài sản cố định sẽ dược lưu ở phòng, ban kế toán trong suốt quá trình sử dụng tài sản cố định.
Trên đây, kế toán Lê Ánh vừa chia sẻ cho các bạn thẻ tài sản cố định mẫu số S23-DN. Các bạn có thể tham khảo thêm mẫu sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tư và công ty liên doanh có thể tham khảo
Bài viết xem thêm: Sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tư và công ty liên doanh
Để giải quyết những vướng mắc về nghiệp vụ kế toán, bạn có thể tham gia khóa học kế toán tổng hợp tại Trung tâm Lê Ánh được cập nhật tại website: ketoanleanh.edu.vn
Cùng với chương trình đào tạo các khóa học kế toán tổng hợp thực hành, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!