Doanh nghiệp mới thành lập và các vấn đề pháp lý cần quan tâm

Doanh nghiệp mới thành lập cần quan tâm đến vấn đề gì? Hiện nay, hầu hết các vấn đề này đều phụ thuộc vào quyết định của nhà sáng lập nhưng kế toán cũng phải biết để tư vấn cho nhà sáng lập. Cùng Kế Toán Lê Ánh tìm hiểu chi tiết Doanh Nghiệp mới thành lập cần làm gì? trong bài viết dưới đây

doanh-nghiep-moi-thanh-lap

1. 06 công việc của doanh nghiệp mới thành lập cần quan tâm

Các công việc của doanh nghiệp mới thành lập trước khi đăng ký kinh doanh cần quan tâm đó là:

- Đầu tiên, doanh nghiệp cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp.

Các loại hình doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần.

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Vì vậy, cần tìm hiểu kỹ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của doanh nghiệp.

- Thứ hai, cần chọn tên cho doanh nghiệp của mình

Tên doanh nghiệp sẽ định hình thương hiệu nên cần phải lựa chọn kỹ trước khi quyết định đặt tên. Mặt khác, truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” website: dangkykinhdoanh.gov.vn để tra cứu có bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

- Thứ ba, cần lựa chọn ngành nghề kinh doanh để đăng ký. Cần tra cứu xem ngành nghề lựa chọn có thuộc 06 ngành nghề cấm kinh doanh hoặc có thuộc 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không.

- Thứ tư, xác định địa chỉ đặt trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp bằng hợp đồng thuê, cho mượn hoặc là tài sản của doanh nghiệp.

- Thứ năm, xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh. Số vốn điều lệ không bắt buộc tối thiểu là bao nhiêu, ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu phải có vốn pháp định. Tuy nhiên, vốn điều lệ liên quan đến năng lực tài chính của doanh nghiệp nên cần cân nhắc số vốn khi đăng ký.

- Thứ sáu, cần xác định cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Nhất là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Sau khi có đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:

- Cần tiến hành làm con dấu và đăng ký mẫu dấu. Hiện nay doanh nghiệp chủ động trong hình thức, nội dung và số lượng con dấu.

- Đăng bố cáo trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” website: dangkykinhdoanh.gov.vn

- Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định.

- Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số.

- Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài.Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.

- Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn.

- Hoàn thiện các thủ tục về góp vốn, biển hiệu…

2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp gồm các bước:

- Bước 1: Cá nhân, tổ chức thuê, mượn địa chỉ trụ sở và chuẩn bị đầy đủ thông tin để đăng ký doanh nghiệp

- Bước 2: Các thành viên chấp thuận, thông qua và ký hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

- Bước 3: Tổ chức xin cấp GCN đăng ký doanh nghiệp ở phòng đăng ký kinh doanh

- Bước 4: Khắc dấu tròn cho doanh nghiệp

- Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp đó

- Bước 6: Đăng ký hóa đơn điện tử, chữ ký số điện tử, đăng ký khai và nộp thuế online

- Bước 7: Treo biển hiệu và bắt đầu kinh doanh tại trụ sở chính của doanh nghiệp

3. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp gồm những giấy tờ gì?

Để thành lập một doanh nghiệp, công ty bất kỳ nào cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ sau:

- Giấy đề nghị đăng ký công ty, doanh nghiệp

- Điều lệ của công ty, doanh nghiệp

- Danh sách thành viên hoặc cổ đông góp vốn

- Bản sao giấy tờ tùy thân của các thành viên hoặc cổ đông góp vốn

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu là công ty có vốn đầu tư nước ngoài)

- Giấy tờ bổ sung (nếu thành viên hoặc cổ đông góp vốn là tổ chức)

- Văn bản ủy quyền cho cá nhân hoặc tổ chức thực hiện các thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh (nếu người làm thủ tục không phải là đại diện pháp luật của doanh nghiệp)

- Các loại hồ sơ khác đối với các ngành nghề kinh doanh (nếu có)

4. Doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì?

Công việc cần làm trong nội bộ doanh nghiệp

Tuy mới thành lập doanh nghiệp nhưng để tránh rắc rối về sau thì doanh nghiệp cần xây dựng các thỏa thuận của các sáng lập viên về góp vốn, sử dụng vốn, quyền sở hữu tài sản, phân chia lợi ích…Xây dựng pháp lý nội bộ, pháp lý với người lao động và pháp lý với đối tác như Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Hợp đồng lao động, Hợp đồng kinh doanh thương mại…

- Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

- Thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp

- Khai báo và nộp lệ phí môn bài

- Bổ nhiệm các chức vụ kế toán trưởng, người phụ trách kế toán

- Đăng ký thuế

- Treo biển hiệu kinh doanh tại trụ sở chính của doanh nghiệp

- Lập sổ đăng ký thành viên, cổ đông

- Doanh nghiệp thực hiện đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT

- Áp dụng hóa đơn

- Khai trình việc sử dụng lao động lần đầu khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động

- Thông báo về Trung tâm dịch vụ việc làm về số lao động đang làm việc tại doanh nghiệp

- Xây dựng và thông báo cho người lao động thang lương, bảng lương

- Xây dựng và đăng ký nội quy lao động của doanh nghiệp

- Thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp

- Lưu ý về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện của doanh nghiệp

Chỉ khi nào hoàn thiện các vấn đề pháp lý thì doanh nghiệp mới có thể yên tâm thực hiện ý tưởng kinh doanh, tập trung vào vấn đề sản xuất – kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. 

Doanh nghiệp mới thành lập, kế toán cần làm gì?

- Mở tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số: doanh nghiệp bắt buộc phải có hai thứ này để nộp tiền thuế điện tử và khai thuế qua mạng.

- Khai báo và nộp phí môn bài: thời gian khai báo, nộp lệ phí và mức nộp lệ phí sẽ tùy thuộc vào nhiều điều kiện. Ví dụ như doanh nghiệp là cơ sở kinh doanh nhưng chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ có thời hạn khai lệ phí là trong vòng 30 ngày tính từ ngày được cấp GCN đăng ký kinh doanh,...

- Kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT)

- Kê khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

- Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

- Lựa chọn hóa đơn (căn cứ vào TT 39/2014/TT-BTC)

- Lựa chọn chế độ kế toán và phương pháp trích khấu hao tài sản cố định

- Báo cáo sử dụng lao động, bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn

5. Hướng dẫn tra cứu doanh nghiệp mới thành lập

Để tiến hành tra cứu thông tin về doanh nghiệp thì người dùng cần thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Tại cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, người dùng truy cập vào địa chỉ dangkykinhdoanh.gov.vn

- Bước 2: Người dùng nhập mã số thuế hoặc mã số doanh nghiệp ở ô tìm kiếm ở góc trên bên trái rồi nhấp vào nút tìm kiếm

- Bước 3: Kết quả hiển thị trên màn hình, người dùng nhấp vào kết quả tìm kiếm để xem thông tin về doanh nghiệp

Trên đây là các vấn đề pháp lý các doanh nghiệp mới thành lập cần quan tâm. Nếu các bạn có chỗ nào chưa rõ thì hãy để lại comment hoặc tin nhắn để được đội ngũ kế toán trưởng giảng dạy tại kế toán Lê Ánh tư vấn nhiệt tình cho bạn.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN: những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần, các yêu cầu pháp lý thành lập doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp là gì, lập công ty cần những gì, điều kiện để thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty cần bao nhiêu vốn.

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toánkhóa học kế toán online/ offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích báo cáo tài chính, Khóa học kế toán cao cấp... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh 

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM