Giải đáp các thắc mắc về hóa đơn điện tử

 Năm 2020 được coi là năm chuyển tiếp quan trọng khi mà nhiều quy định về hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử đang cùng có hiệu lực. Để giúp kế toán hiểu rõ về việc áp dụng hóa đơn điện tử trong năm 2020, Kế toán Lê Ánh sẽ tổng hợp và giải đáp một số câu hỏi được các bạn kế toán quan tâm nhất

hoa-don-dien-tu-1

>>>>>>> xem thêm: Những điểm mới trên mẫu hóa đơn điện tử theo Thông tư 68/2019/TT-BTC

1.Thời điểm bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 hay 1/7/2022?

Luật Quản lý thuế 2019 có nêu: Những nội dung về hóa đơn, chứng từ điện tử sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2022. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện những quy định về hóa đơn điện tử tại Luật này trước ngày 1/7/2022. Quy định này của Luật Quản lý thuế (sửa đổi) được hiểu là quy định chung dành cho hóa đơn, chứng từ điện tử nói chung, bao gồm: hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng. Hiểu sai về định nghĩa trên khiến nhiều doanh nghiệp và kế toán lầm tưởng về việc lùi thời hạn bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử đến 1/7/2022

Như vậy, kể từ 1/11/2020 thì 100% doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh phải hoàn thành xong việc chuyển đổi sang HĐĐT không có mã hoặc HĐĐT có mã của cơ quan thuế theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

2.Năm 2020 doanh nghiệp có được tiếp tục đặt in hóa đơn giấy không?

Tại hội thảo cập nhật chính sách thuế và những quy định mới về hoá đơn điện tử được tổ chức ngày 5/11/2019, Tổng cục thuế đã làm rõ:

Doanh nghiệp, tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh có 02 năm (1/11/2018-31/10/2020) để thực hiện chuyển đổi sang hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Trong thời gian diễn ra chuyển đổi, trường hợp đơn vị dùng hết hóa đơn giấy trước ngày 1/11/2020 thì sẽ chuyển sang hóa đơn điện tử và không được tiếp tục in cũng như sử dụng hóa đơn giấy. Trường hợp chưa đủ điều kiện để dùng hóa đơn điện tử thì được dùng hóa đơn giấy nhưng phải gửi dữ liệu hóa đơn theo mẫu quy định và thời hạn sử dụng hóa đơn giấy cuối cùng là hết ngày 31/10/2020.

hoa-don-ban-le

 3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục thì lập hóa đơn như thế nào?

Điều 7, Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn như sau

– Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

– Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

– Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng

– Bộ Tài chính căn cứ quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng, pháp luật quản lý thuế để hướng dẫn cụ thể thời điểm lập hóa đơn đối với các trường hợp khác và nội dung quy định tại Điều này.

Như vậy, trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao

4.. Hóa đơn điện tử có ngày lập và ngày ký không trùng nhau liệu có hợp lệ?

Tại buổi hội thảo về chính sách thuế và quy định hóa đơn điện tử ngày 5/11/2019, ông Lê Nguyên Hợp – chuyên gia về hóa đơn của Tổng cục Thuế làm rõ: Trong thời gian Thông tư 32/2011/TT-BTC còn hiệu lực thi hành (đến hết ngày 31/10/2020) thì căn cứ để kê khai nộp thuế là ngày lập trên hóa đơn điện tử. Do đó, trước 1/11/2020 thì hóa đơn điện tử dù ngày lập và ngày ký số không trùng nhau vẫn là hóa đơn hợp lệ./.

Tuy nhiên, kể từ ngày 1/11/2020, quy định về thời điểm lập hóa đơn điện tử sẽ được áp dụng theo khoản 1e Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC, cụ thể:

“Thời điểm lập hóa đơn điện tử xác định theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm (ví dụ: ngày 30 tháng 4 năm 2019) và phù hợp với hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.”

5. Có được sử dụng song song hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy không?

Căn cứ Điều 35 và Điều 36 Nghị định 119/2018/NĐ-CP về tính hiệu lực của các văn bản quy định về HĐĐT, cục thuế Hà Nội kết luận: trong quá trình chuyển đổi Chính phủ cho phép (1/11/2018 – 31/10/2020), các đơn vị đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có thể sử dụng song song hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử trước thời điểm bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử ngày 31/10/2020.
ảnh hóa đơn

Tuy nhiên, kể từ ngày 1/11/2020 thì đơn vị phải thực hiện hủy những hóa đơn giấy còn tồn chưa sử dụng (nếu có).

Ngoài vấn đề lưu ý thời gian và quy định đã nêu trên về việc sử dụng song song hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử. Doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau đây:

Thứ nhất: Không xuất 2 hình thức hóa đơn với 1 đơn hàng, cụ thể hơn nếu 1 đơn hàng đã sử dụng hóa đơn điện tử thì không sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in và ngược lại: 1 đơn hàng đã sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in thì không sử dụng hóa đơn điện tử.

Thứ hai: Có thể sử dụng song song hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử với các đơn hàng, dịch vụ khác nhau.

Các bạn có thể tham khảo nhiều bài viết hơn nữa ở website www.ketoanleanh.edu.vn

>>>>>> xem thêm : Thay đổi về quy định hóa đơn điện tử sẽ có hiệu lực từ 1/11/2020

Kế toán Lê Ánh tự hào là một trong những trung tâm đào tạo kế toán thực tế tốt nhất hiện nay.Trung tâm cam kết hỗ trợ học viên đến khi các bạn có thể làm được việc thì thôi mà không cần phát sinh thêm bất cứ khoản chi phí nào cả. Liên hệ tới Hotline 0904 848855 để tham gia khóa học kế toán tổng hợp thực hành để được các kế toán trưởng hướng dẫn các nghiệp vụ kế toán.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!