Ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu – Những vấn đề cần lưu ý và cách Hạch toán

Ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu như thế nào cho đúng? Bài viết này, Kế toán Lê Ánh sẽ đưa ra 1 số vấn đề cần lưu ý và cách ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu. 

xuat-nhap-khau

>>> Xem thêm: Một số lưu ý về thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

1. So sánh thời điểm ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu theo quan điểm của Thuế và Kế toán.

Điều kiện giao hàng

(theo Incoterms 2010)

Thời điểm ghi nhận

doanh thu theo kế toán

Thời điểm ghi nhận doanh thu theo thuế TNDN

FOB
(Free On Board)

Hàng đã được giao qua lan can tàu tại cảng xuất khẩu.

(Người mua chịu mọi phí tổn và rủi ro ngay sau khi hàng được giao qua lan can tàu tại cảng xuất khẩu).

Ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan

CIF
(Cost, Insurance & Freight)

Hàng đã được giao qua lan can tàu tại cảng xuất khẩu.

(Thời điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua là ngay sau khi hàng được giao qua lan can tàu tại cảng xuất).

DDP
(Delivered Duty Paid)
 

Hàng đã được giao đến địa điểm thỏa thuận tại nước nhập khẩu.

(Người bán có nghĩa vụ giao hàng đến địa điểm thỏa thuận tại nước nhập khẩu, bao gồm việc chịu hết các phí tổn và rủi ro cho đến khi hàng đến đích, gồm cả các chi phí thuế và khai hải quan).

CPT
(Carriage Paid To)

CIP
(Carriage & insurance Paid to)

Hàng đã được giao cho người chuyên chở.

(Rủi ro về hư hỏng và mất mát hàng hóa sau khi hàng đã được giao cho người chuyên chở sẽ được chuyển từ người bán sang người mua).

EXW
(Ex Works)
 

Hàng đã được giao đến địa điểm do người mua chỉ định.

(Người bán có trách nhiệm đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi giao hàng (xưởng, nhà máy, nhà kho).

 2. Cách hạch toán hàng xuất khẩu:

a. Cách hạch toán thuế xuất khẩu phải nộp:

- Trường hợp 1:  doanh nghiệp tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, Kế toán sẽ phản ánh doanh thu không bao gồm thuế xuất khẩu:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
         Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
         Có TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK).
 
- Trường hợp 2:  doanh nghiệp không tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp, thì kế toán phản ánh doanh thu bao gồm cả thuế xuất khẩu.
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
         Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Định kỳ khi xác định số thuế xuất khẩu phải nộp:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
         Có TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK).
 
- Ghi nhận giá vốn hàng xuất khẩu
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 155, 156... học kế toán thực tế ở đâu tphcm
   
- Khi nộp tiền thuế xuất khẩu vào NSNN:
Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)

         Có các TK 111, 112,...

 
- Thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm (nếu có):

Nợ các TK 111, 112, 3333

Có TK 711 - Thu nhập khác.

hang-xuat-khau

b. Cách hạch toán tỷ giá doanh thu hàng xuất khẩu:

Trường hợp 1: xuất hàng trước thanh toán sau


Nếu KH trả tiền cùng ngày hoàn thành thủ tục hải quan:

Nợ các TK 111(1112), 112(1122)... (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)

           Có các TK 511 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch).

 
Nếu KH trả tiền 
sau ngày hoàn thành thủ tục hải quan:

Nợ TK 131 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)

Có các TK 511 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch).

Khi nhận được tiền:


Nếu lỗ tỷ giá:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
           Có 131 (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nếu lãi tỷ giá:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
           Có 131 (tỷ giá ghi sổ kế toán)
          Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
 
Ví dụ 1:

 Ngày 08/08/2017, Kế toán Lê Ánh hoàn thành xong thủ tục hải quan xuất khẩu quần áo đồng phục đi Nhật Bản, giá trị 1.500 USD (tỷ giá là 22.000). Nhưng đến ngày 09/09/2017 khách hàng mới trả tiền (tỷ giá là 22.500).

Trong trường hợp này, Kế toán Lê Ánh đang lãi tỷ giá hối đoái, Kế toán Lê Ánh tiến hành hạch toán tỷ giá doanh thu hàng xuất khẩu như sau:
Ngày 08/08/2017 hạch toán theo tỷ giá 21.000:
Nợ  TK 131: 1.500 x 22.000 (tỷ giá ngày hiện tại)
 Có  TK 511: 1.500 x 22.000 (tỷ giá ngày hiện tại)
 
Ngày 09/09/2017 khách hàng trả tiền (tỷ giá: 22.500)
Nợ 112: 1.500 x 22.500 = 33.750.000 (tỷ giá ngày hiện tại)
           Có 131: 1.500 x 22.000 = 33.000.000 (tỷ giá ghi sổ kế toán)
           Có 515: (1.500 x 22.500) – (1.500 x 22.000) = 750.000 (Lãi tỷ giá)
 
Trường hợp 2: Nhận trước tiền của khách hàng:
 
+/ Trường hợp nhận trước toàn bộ số tiền hàng:

- Khi nhận trước tiền hàng:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước)
          Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
 
- Khi xuất hàng ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước)
          Có  TK 511 (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước)
 
Ví dụ 2:

Ngày 08/08, Kế toán Lê Ánh nhận trước toàn bộ số tiền hàng là 1.500 USD (tỷ giá là 22.000). Nhưng đến ngày 10/08, Kế toán Lê Ánh mới xuất khẩu hàng cho khách (tỷ giá là 22.500).

Trong trường hợp này, Kế toán Lê Ánh không được ghi nhận lãi tỷ giá.
Kế toán Lê Ánh tiến hành hạch toán như sau:
Ngày 08/08 hạch toán theo tỷ giá 21.000:
Nợ các TK 112: 1.500 x 22.000 (tỷ giá ngày hiện tại)
          Có TK 131 - 1.500 x 22.000
 
Ngày 10/08 xong thủ tục hải quan:
Nợ TK 131 - 1.500 x 22.000 (tỷ giá ngày nhận trước là ngày 08/08)
          Có các TK 511: 1.500 x 22.000
 
+/ Trường hợp doanh nghiệp nhận trước 1 phần số tiền hàng:

- Khi nhận trước 1 phần tiền hàng:
Nợ các TK 112 (theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước)
          Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
 
- Khi xuất khẩu hàng cho khách, sẽ hạch toán như sau:

Đối với phần doanh thu tương ứng với số tiền đã nhận trước của người mua, thì ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước)

 Có các TK 511 (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước)
 
Đối với phần doanh thu chưa thu được tiền, thì ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh:
Nợ TK 131 – (theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh)
          Có các TK 511.
 
Khi khách hàng trả nốt số tiền còn lại:
Nợ các TK 112 (1122) (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
          Có các TK 131  (tỷ giá ghi sổ kế toán).

          Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

Ví dụ 3: 

Ngày 08/08, khách hàng trả trước 1 phần tiền hàng là 1.000 USD cho Kế toán Lê Ánh với tổng giá trị lô hàng là 1.500 USD (tỷ giá: 21.000)
 
- Khi nhận trước 1 phần tiền hang, Kế toán Lê Ánh hạch toán:
Nợ các TK 1112: 1.000 X 21.000 (tỷ giá ngày hiện tại)
          Có TK 131:000 X 21.000
 
- Ngày 10/08, Kế toán Lê Ánh xuất hàng cho khách hàng (xong thủ tục thông quan) (tỷ giá: 22.000)

Kế toán Lê Ánh hạch toán  như sau:

Ngày 08/08: Hạch toán doanh thu tương ứng với số tiền đã nhận trước và doanh thu tương ứng với số tiền chưa thu.

Bút toán 1: Hạch toán doanh thu tương ứng với số tiền đã nhận trước :
Nợ TK 131 : 1.000 X 21.000 (tỷ giá ngày nhận trước tức là ngày 08/08)
 Có các TK 511 : 1.000 X 21.000
 
Bút toán 2: Hạch toán phần doanh thu chưa thu được tiền:
Nợ TK 131 : 500 X 22.000 = 11.000.000 (tỷ giá ngày hiện tại)
          Có các TK 511 : 500 X 22.000 = 11.000.000
 
Ngày 10/08: khách hàng trả nốt tiền còn lại là 500 USD (tỷ giá: 21.500)

Kế toán Lê Ánh Hạch toán khoản khách hàng trả tiền và xác định Lỗ tỷ giá:
Nợ 112 : 500 X 21.500 = 10.750.000 (tỷ giá ngày hiện tại)
Nợ 635: (500 X 22.000) – (500 X 21.500) = 250.000 (Lỗ tỷ giá)
          Có 131 : 500 X 22.000 = 11.000.000 (tỷ giá ghi sổ kế toán)

Bài viết xem thêm:

Quy trình bán hàng xuất khẩu

Chứng từ hàng xuất khẩu.

Các bạn có thể đặt câu hỏi dưới phần comment để các giảng viên giảng dạy tại khóa học kế toán thực hành cho người bắt đầu từ con số 0 hỗ trợ tốt hơn cho bạn.