Giá trị vật tư, hàng hóa khi nhập kho

Giá trị vật tư, hàng hóa khi nhập kho của doanh nghiệp là các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến chúng để làm căn cứ xác định giá nhập kho chính xác. Vật tư bao gồm nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ. Đây là các yếu tố đầu vào doanh nghiệp dùng để sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.

Hàng hóa là đối tượng doanh nghiệp mua vào để bán mà không qua khâu sản xuất chế biến. Kế toán phải tính toán đầy đủ các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến vật tư, hàng hóa mua vào để làm căn cứ xác định giá nhập kho.

Bài viết dưới đây Kế Toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn các bạn cách xác định giá vật tư, hàng hóa khi nhập kho

Cách Xác Định Vật Tư, Hàng Hóa Khi Nhập Kho

1. Xác định giá vật tư, hàng hóa khi nhập kho: Trường hợp mua ngoài

Giá trị vật tư, hàng hóa gốc bao gồm: Giá mua ghi trên hóa đơn, các khoản thuế không đươc hoàn lại, chi phí bốc xếp, vận chuyển, bảo quản...

  • Trường hợp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu được khấu từ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế giá trị gia tăng
  • Trường hợp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu không được khấu trừ thì giá trị của vật tư, hàng hóa mua vào bao gồm cả thuế giá trị gia tăn

Về nguyên tắc giá nhập kho của vật tư, hàng hóa mua ngoài được xác định theo công thức sau: 

Giá nhập kho = Giá mua thực tế + Chi phí thu muahang-hoa-mua-ngoai

- Giá mua thực tế là giá mua theo hóa và các khoản thuế theo quy định được tính vào giá trị vật liệu (cộng thêm thuế nhập khẩu (nếu là hàng hóa nhập khẩu) và trừ đi khoản giảm giá hàng mua và chiết khấu thương mại (nếu có)).

  • Giảm giá hàng mua phát sinh khi hàng mua không đủ chất lượng hoặc sai quy cách, phẩm chất nên người bán phải giảm trừ một khoản tiền cho đơn vị.
  • Chiết khấu thương mại phát sinh khi đơn vị mua hàng với số lượng lớn hoặc là khách hàng thường xuyên của nhà cung cấp.

- Chi phí thu mua bao gồm: chi phí vận chuyển bốc dỡ, chi phí kho hàng bến bãi, chi phí bảo hiểm vật tư hàng hóa trong thời gian vận chuyển từ nhà cung cấp đến khi nhập kho tại đơn vị, chi phí cho bộ phận thu mua, hao hụt định mức,...

Ví dụ: Kế toán Lê Ánh là doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có phát sinh hóa đơn mua hàng như sau

Mua điều hòa với giá trước thuế là: 15.600.000, thuế giá trị gia tăng 10% tương đương 1.560.000
Chi phí vận chuyển và lắp đặt: 500.000 thuế giá trị gia tăng 10% = là 50.000

Giá nhập kho = 15.600.000 + 500.000 = 16.100.000

Tham khảo: Khóa Học Kế Toán Sản Xuất - Kế Toán Lê Ánh

2. Trường hợp được đơn vị cấp trên cấp

Giá thực tế nhập kho là giá ghi sổ của đơn vị cấp trên và chi phí vận chuyển, bốc dỡ liên quan.

3. Trường hợp nhận góp vốn liên doanh bằng vật tư, hàng hóa

Giá thực tế nhập kho là giá do hội đồng định giá xác định

4. Trường hợp thuê gia công chế biến

Giá nhập kho = Giá mua thực tế vật tư, hàng hóa xuất chế biến hoặc thuê gia công chế biến + Chi phí chế biến hoặc chi phí thuê gia công chế biến (bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ)

Bao gồm 2 trường hợp:

- Bên gia công chuẩn bị nguyên liệu, vật liệu.

- Doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu, vật liệu cho bên gia công.

5. Tính giá nhập kho hàng hóa, nguyên vật liệu nhập khẩu

Tính giá nhập kho hàng hóa nguyên vật liệu nhập khẩu

Giá nhập = Giá trị hàng mua + Chi phí mua hàng + Thuế nhập khẩu, thuế bảo về môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu không được khấu trừ) - Các khoản giảm giá

  • Nếu thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ thì giá trị mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT
  • Nếu thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ thì giá trị mua vào bao gồm cả thuế GTGT

Ví dụ:

Ngày 18/08/2 = 017 Công ty TNHH hợp tác và đào tạo kế toán Việt có nhập một lô hàng máy điều hòa

LG V13ENS = 363 USD/bộ x 30 bộ = 10.890

LG V10ENV = 340 USD/bộ x 20 bộ = 6.800

Thuế nhập khẩu áp dụng cho lô điều hòa này là 30%. Ngày hàng về cảng được ghi nhận trên tờ khai hải quản là 18/08/2017, tỷ giá hạch toán là 22.000 VNĐ/USD

- Chi phí lưu kho tại cảng Hải Phòng chưa thuế giá trị gia tăng 10% là 1.600.000

- Chi phí vận chuyển từ Hải Phòng về tới Hà Nội là 2.000.000 đã bao gồm thuế giá trị gia tăng 10%

Ngày 10/08/2017 Công ty đã chuyển khoản để thanh toán cho nhà cung cấp với tỷ giá hạch toán là 21.900 VNĐ/USD

Cách tính giá hàng nhập khẩu:

- Giá trị hàng nhập khẩu dựa trên tờ khai hải quan (chưa thuế) = (10.890 + 6.800) x 22.000 = 389.180.000

- Thuế nhập khẩu = 389.180.000 x 30% = 116.754.000

- Chi phí lưu kho tại Hải Phòng (chưa thuế) = 1.600.000

- Chi phí vận chuyển (chưa thuế) = 1.800.000

Do vậy: Giá trị của hàng nhập khẩu: 389.180.000 + 116.754.000 + 1.600.000 + 1.800.000 = 509.334.000

Xem thêm: Cách tính giá hàng mua ngoài

Tags: Cách tính giá nhập kho thành phẩm, đơn giá nhập kho là gì, cách tính giá vốn hàng nhập khẩu, bài tập tính giá nhập kho, cách tính đơn giá nhập kho, bài tập tính giá thực tế vật liệu nhập kho,...

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toánkhóa học kế toán online/ offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích báo cáo tài chính, Khóa học kế toán cao cấp... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh 

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM