Hướng dẫn chi tiết cách tính giá hàng mua ngoài

Hàng mua ngoài cần được đánh giá và nhập kho đúng giá trị. Có những cách tính giá nhập kho nào? Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách tính giá nhập kho.

1. Nguyên tắc tính giá nhập kho

Nguyên tắc giá gốc: Giá hàng nhập kho bao gồm tất cả các chi phí phải bỏ ra tính đến khi hàng hóa được nhập vào kho của doanh nghiệp.

nguyen-tac-tinh-gia-hang-mua

2. Cách tính giá hàng mua trong nước

Giá nhập kho = Giá trên hóa đơn + Các loại thuế, phí không được hoàn lại – Các khoản giảm giá + Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng.

Trong đó:

- Giá trên hóa đơn: Là giá hàng mua về được ghi trên hóa đơn bán hàng (hóa đơn GTGT) mà doanh nghiệp được nhận. Tùy vào phương pháp tính thuế GTGT của doanh nghiệp, giá trên hóa đơn GTGT được xác định như sau:

  • Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giá trên hóa đơn là giá hàng hóa khi chưa có thuế GTGT, được ghi ở dòng Tổng cộng tiền hàng
  • Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, giá trên hóa đơn là giá hàng hóa đã bao gồm thuế GTGT, được ghi ở dòng Tổng cộng thanh toán.

- Các loại thuế không được hoàn lại, bao gồm:

  • Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế bảo vệ môi trường: thông thường giá ghi trên hóa đơn là giá đã bao gồm các loại thuế này
  • Thuế trước bạ, phí đăng ký: Nếu hàng hóa là xe cơ giới…

- Các khoản giảm giá, gồm:

  • Chiết khấu thương mại: là phần doanh nghiệp được người bán giảm cho nếu mua với số lượng lớn
  • Giảm giá hàng mua: Nếu hàng hóa này được bên bán giảm giá.

- Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng bao gồm:

  • Chi phí vận chuyển, bốc dỡ: Nếu doanh nghiệp là người phải chịu chi phí này
  • Chi phí mua hàng: chi phí cho nhân viên mua hàng, công tác phí….
  • Chi phí hao hụt tự nhiên: Đối với các mặt hàng có phát sinh hao hụt khi để lâu ngày.
  • Chi phí bảo hiểm
  • Chi phí lưu kho: Nếu hàng phải lưu kho
  • Chi phí chạy thử, lắp đặt: Nếu hàng hóa phải lắp đặt, chạy thử….

Ví dụ: Ngày 15/06/2016, Công ty Nam Hồng mua một lô hàng trị giá trên hóa đơn 200.000.000 đồng, Công ty được bên bán chiết khấu cho 2% do mua với số lượng lớn, Chi phí vận chuyển công ty đã thanh toán cho bên vận chuyển lô hàng là 2.000.000 đồng.

Như vậy, giá nhập kho của lô hàng là:  200.000.000 – 200.000.000 x 2% +2.000.000 = 198.000.000 (đồng)

3. Cách tính giá hàng nhập khẩu

Giá nhập kho = Giá trên hóa đơn + Các loại thuế, phí không được hoàn lại – Các khoản giảm giá + Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng.

Trong đó:

- Giá trên hóa đơn: Là giá hàng mua về được ghi trên hóa đơn bán hàng (hóa đơn GTGT) mà doanh nghiệp được nhận. Tùy vào phương pháp tính thuế GTGT của doanh nghiệp, giá trên hóa đơn GTGT được xác định như sau:

- Các loại thuế không được hoàn lại, bao gồm:

  • Thuế Tiêu thụ đặc biệt: Nếu hàng mua về là hàng chịu thuế TTĐB
  • Thuế bảo vệ môi trường: Nếu hàng hóa đó chịu loại thuế bảo vệ môi trường
  • Thuế nhập khẩu: Nếu là hàng nhập khẩu
  • Thuế trước bạ, phí đăng ký: Nếu hàng hóa là xe cơ giới…

- Các khoản giảm giá, gồm:

  • Chiết khấu thương mại: là phần doanh nghiệp được người bán giảm cho nếu mua với số lượng lớn
  • Giảm giá hàng mua: Nếu hàng hóa này được bên bán giảm giá.

- Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng bao gồm:

  • Chi phí vận chuyển, bốc dỡ
  • Chi phí mua hàng: chi phí cho nhân viên mua hàng, công tác phí….
  • Chi phí hao hụt tự nhiên: Đối với các mặt hàng có phát sinh hao hụt khi để lâu ngày.
  • Chi phí bảo hiểm
  • Chi phí lưu kho: Nếu hàng phải lưu kho
  • Chi phí chuyển tiền, phí mở L/C, hoa hồng bên ủy thác: Nếu là hàng nhập khẩu
  • Chi phí chạy thử, lắp đặt: Nếu hàng hóa phải lắp đặt, chạy thử….

Ví dụ:

Công ty Nam Hồng nhập khẩu 1.000kg vải  Kaki của Anh(Englan); giá nhập khẩu tại cửa khẩu Việt Nam (CIF) 800.000đ/kg, Công ty đã thanh toán cho nhà cung cấp ở Anh, chi phí mở L/C là 4.000.000 đồng. Mặt hàng này thuộc diện chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, thuế suất thuế nhập khẩu 30%, thuế tiêu thụ đặc biệt 50%, thuế GTGT 10%. Tiền thuê bến bãi theo giá chưa có thuế GTGT 2.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%. Tiền vận chuyển từ cảng về đến công ty theo giá chưa có thuế GTGT 16.000.000đ. Hàng đã nhập kho đủ

Như vậy, Giá nhập kho của lô vải này sẽ được tính như sau:

Giá hóa đơn: 1.000 x 800.000 = 800.000.000 (đồng)

Các loại thuế không hoàn lại:

  • Thuế nhập khẩu: 800.000.000 x 30% = 240.000.000 (đồng)
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt: (800.000.000 + 240.000.000) x 50% = 520.000.000 (đồng)

- Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình mua hàng khác:

  • Tiền thuê bến bãi: 2.000.000 đồng
  • Chi phí vận chuyển: 16.000.000 đồng
  • Phí mở L/C: 4.000.000 đồng

Như vậy, giá nhập kho của lô hàng này là: 

800.000.000 + (240.000.000 + 520.000.000) + (2.000.000 + 16.000.000 + 4.000.000) = 1.582.000.000 (đồng)

Trên đây Kế Toán Lê Ánh đã hướng dẫn chi tiết cách tính giá hàng mua ngoài. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!. Tham khảo thêm: Tổng hợp lưu ý khi ký kết hợp đồng mua hàng với người bán

Một số tìm kiếm liên quan: Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, phương pháp tính giá vốn hàng bán, phương pháp tính giá hàng xuất kho, phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng, phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng, các phương pháp tính giá thành, phương pháp tính giá thành theo hệ số, phương pháp tính giá thành kế toán

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toánkhóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích tài chính... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh 

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM