Là người lao động bạn phải đóng góp những khoản chi phí nào mỗi tháng

Với bất kì ai, khi tham gia lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức Nhà nước hay tư nhân đều có những khoản thu nhập và phụ cấp và các chi phí phát sinh bị trừ trong khoản thu nhập đó. Đó là những khoản thu nhập nào?

Bài viết sau đây, các kế toán trưởng khóa học kế toán tổng hợp online/offline tại trung tâm Lê Ánh xin chia sẻ với các bạn qua bài viết "Là người lao động bạn phải đóng góp những khoản chi phí nào mỗi tháng"

chi-phi-cua-nguoi-lao-dong

Xem thêm: Công việc của kế toán nhà hàng và cách hạch toán

Là người lao động bạn phải đóng góp những khoản chi phí nào mỗi tháng

Hàng tháng người lao động cần phải đóng góp những khoản chi phí

1. Chi phí cho các loại bảo hiểm 

Các khoản trích theo lương

Đối với DN (tính vào chi phí %)

Đối với người lao động (Trừ vào lương)

Cộng %

Bảo hiểm xã hội 

 17.5

8

26

Bảo hiểm y tế 

 3

1.5

4.5

Bảo hiểm thất nghiệp 

 1

 1

2

Kinh phí công đoàn 

 2

 

 2

Cộng 

23.5

10.5

34


Chi phí cho các loại bảo hiểm

Đối với các lao động kí Hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại nơi làm việc đều được tham gia các loại bảo hiểm trong đó có:

1.1. Bảo hiểm xã hội

Người lao động phải đóng = 8% tiền lương tháng của mình

1.2. Bảo hiểm y tế

Người lao động phải đóng = 1.5% tiền lương tháng của mình

1.3. Bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động phải đóng = 1% tiền lương tháng của mình

ngugoi-lao-dong

Là người lao động bạn phải đóng góp những khoản chi phí nào mỗi tháng

2. Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân

Đối với những lao động kí Hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì thực hiện đóng thuế thu nhập cá nhân

Đối với những lao động kí Hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì thực hiện đóng thuế thu nhập cá nhân theo biểu lũy tiến từng phần. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động mà xem xét người lao động có phải đóng thuế TNCN hay không?

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân như sau:

  1. Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
  2. Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
  3. Thu nhập chịu thuế = Tổng lương nhận được - Các khoản được miễn thuế

Các bước thực hiện khi tính thuế TNCN:

Bước 1: Tính tổng thu nhập: trong tháng người lao động được trả bao nhiêu khoản các bạn cộng hết vào.

Bước 2: Xác định các khoản được Miên thuế TNCN (nằm ở các khoản phụ cấp => các bạn xác định xem những khoản nào được Miến thuế, mức miễn cụ thể từng khoản)

=> Tổng hợp được bước 1 và bước 2 là chúng ta xác định được thu nhập chịu thuế của cá nhân đó. (công thức 3)

Bước 3: Xác định các khoản giảm trừ: Mỗi người chỉ được giảm trừ 1 nơi nên nếu có NLĐ ký từ 2 nơi trở lên mà các nơi đều từ 3 tháng thì người này phải lựa chọn 1 nơi để được tính giảm trừ. Các nơi còn lại không được giảm trừ nữa.

+ Bản thân: 9tr/tháng (Không phải đăng ký)

+ Người phụ thuộc: Nếu NLĐ có đăng ký người phụ thuộc thì các bạn xác định số người phụ thuộc của lao động đó trên mẫu 02/ĐK-NPT-TNCN rồi nhân với 3,6tr

Bước 4: Tính thu nhập tính thuế - công thức 2

+ TH1: Thu nhập tính thuế ra âm => NLĐ này có thu nhập chưa đến mức phải đóng thuế

=> NLĐ không bị khấu trừ thuế TNCN.

+ TH2: Thu nhấp tính thuế ra dương => tiến hành tính số thuế TNCN phải nộp theo Bước 5.

Bậc 

Thu nhập tính thuế/tháng 

Thuế suất 

Số thuế phải nộp Cách 1

Số thuế phải nộp cách 2

 1

Đến 5 triệu đồng 

 5%

 0trđ+ 5% TNTT

5% TNTT

 2

 Trên 5 triệu đến 10 triệu 

 10%

 0,25tr+10% TNTT trên 5 tr đồng

10% TNTT - 0,25 trđ

 3

 Trên 10 triệu đến 18 triệu 

 15%

 0,75tr+ 15% TNTT trên 10tr đ

15% TNTT-0.75trđ 

 4

 Trên 18tr đến 32 triệu 

 20%

 1,65tr + 20% TNTT trên 18 tr đ

20% TNTT- 1,65 tr đ

 5

 Trên 32tr đến 52 triệu 

 25%

 3,25trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT-3,25 trđ

 6

 Trên 52tr đến 80 triệu 

 30%

 5,85 trđ + 30% TNTT trên 52 tr đ

30% TNTT -5,85trđ

 7

 Trên 80 triệu đồng 

 35%

 18,15trđ +35% TNTT trên 80 tr đồng

35 % TNTT- 9,85 trđ

Bảng biểu lũy tiến từng phần

Bước 5: Tính ra số thuế TNCN phải nộp

Sau khi các bạn tính ra được số tiền thu nhập tính thuế dương tại bước 4 thì sẽ đối chiếu thu nhập tính thuế đó vào bảng thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần để xác định bậc thuế hay công thức tính ra số thuế TNCN phải nộp.

Ngoài ra, hàng năm người lao động còn phải đóng Quỹ phòng chống thiên tai:

Mức đóng = 1 ngày lương tính theo mức lương tối thiểu vùng.

Xem thêm: Mức Lương Tối Thiểu Vùng Cập Nhật Mới Nhất 

Trên đây là những khoản chi phí mà người lao động phải đóng hàng tháng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc.

Bài viết được các giảng viên kế toán Lê Ánh biên soạn giúp kế toán tiền lương và người lao động biết được những những chi phí bị trừ khi tính lương hàng tháng. 

 

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toánkhóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán cao cấpkhóa học kế toán xây dựng, sản xuất, khóa học kế toán quản trịkhóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích báo cáo tài chính... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán online & offline của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh 

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khoá học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.