Mẫu bảng phân bổ nguyên liệu, công cụ, sản phẩm, hàng hóa theo thông tư 133

Hàng kỳ hoặc hàng tháng doanh nghiệp phải lập bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ đã xuất ra trong kỳ.

Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên của lớp học khóa học kế toán thực hành tại Kế toán Lê Ánh sẽ chia sẻ với các bạn mẫu bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ theo quy định mới nhất.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách định khoản các khoản tạm ứng

1. Tải về: Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ

 bang-phan-bo-NVL

2. Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa

Đơn vị: Công ty Kế toán Việt

Bộ phận: Sản xuất

Mẫu số 07 - VT
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

 

BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU CÔNG CỤ, DỤNG CỤ

Tháng 3 năm 2017.

Số: ……………

TT

Ghi Có các TK

Đối tượng sử dụng
(Ghi Nợ các TK)

Tài khoản 152

Tài khoản 153

Tài khoản 242

Giá hạch toán

Giá thực tế

Giá hạch toán

Giá thực tế

A

B

1

2

3

4

5

1

TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 631 - Giá thành sản xuất)

 

 

 

 

 

2

TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh

 

 

 

 

 

3

TK 242- Chi phí trả trước

 

 

 

 

 

4

………………………….

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Ngày .... tháng ....năm ....
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)


a) Mục đích của bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu công cụ, dụng cụ

  • Dùng để phản ánh tổng giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho trong tháng theo giá thực tế và giá hạch toán và phân bổ giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho các đối tượng sử dụng hàng tháng(Ghi Có TK 152, TK 153, Nợ cá tài khoản liên quan), Bảng này còn dùng để phân bỏ giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn, thời gian sử dụn dưới một năm hoặc trên một năm đang được phản ánh trên TK 242.

b) Cách lập Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu công cụ dụng cụ

  • Bảng gồm các cột dọc phản ánh các loại nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ xuát dùng trong tháng tính theo giá hạch toán và giá thực tế, các dòng ngang phản ánh các đối tượng sử dụng nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ.
  • Căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật liệu và hệ só chênh lêch giữa giá hạch toán và giá thực tế của từng loại vật liệu để tính giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ.
  • Giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho trong tháng theo giá thực tế phản ánh trong Bnagr phân bổ nguyên liệu, vạt liệu, công cụ, dụng cụ theo từng đối tượng sử dụng được dùng làm căn cứ đẻ ghi vào bên Có các tài khoản 152, 153, 242 của các Bảng kê và sổ kế toán liên quan tùy theo hình thức kế toán đơn vị áp dụng(Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ các Tài khoản 152, 153, …). Số liệu cảu Bảng phân bổ này đồng thời được sử dụng để tập hợp chi phí giá thành sản phẩm, dịch vụ.

3. Tiêu chí phân bổ công cụ dụng cụ, hàng hóa.

a) Dựa vào giá trị phân bổ của công cụ dụng cụ chúng ta có.

– Phân bổ 1 lần (100%): Loại phân bổ này thường có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng không lâu nên thường được đưa thẳng vào chi phì của doanh nghiệp chúng ta thường coi đó là loại công cụ dụng cụ không cần phân bổ.

– Phân bổ nhiều lần: Loại phân bổ này được áp dụng đối với những công cụ dụng cụ có giá trị lớn và thời gian phân bổ dài. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của chúng nên được chia thành hai nhóm chính là phân bổ 2 lần và phân bổ nhiều lần trong đó.

+ Loại phân bổ 2 lần được hiểu như sau: Mỗi lần phân bổ sẽ có thời gian và giá trị được chia thành 2 lần bằng nhau theo tỷ lệ 50:50).

+ Loại phân bổ nhiều lần được hiểu như sau: Giá trị phân bổ của công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần tối đa không quá 36 tháng theo thông tư 45/2013 ban hành ngày 25/04/2013 thì giá trị của công cụ dụng cụ sẽ được chia đều cho số kỳ đăng ký phân bổ, mỗi kỳ được hiểu là 1 tháng trong chu kỳ kinh doanh là 12 tháng. Tài khoản sử dụng 142 và 242. Cũng theo Thông tư này những TSCĐ không đủ ghi nhận là công cụ dụng cụ sẽ phải hạch toán chuyển tài sản cố định thành công cụ dụng cụ.

b) Theo tính chất của công cụ dụng cụ chúng ta có.

Các loại công cụ dụng cụ phục vụ công tác xây dựng cơ bản như dàn giáo, coppha, dụng cụ lắp đặt chuyên nghiệp, đồ sành, sứ, bao bì hay bảo hộ lao động.

c) Ngoài ra chúng ta còn có một số những công cụ dụng cụ được phân loại tùy vào tính chất quản lý, mục đích sử dụng, phục vụ cho công việc như sau.

+ Công cụ dụng cụ.

+ Đồ dùng cho thuê.

+ Bao bì luân chuyển.

+ Công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh.

+ Công cụ dụng cụ dùng cho quản lý.

+ Công cụ dụng cụ dùng cho mục đích khác

Trên đây là mẫu bảng phân bổ nguyên liệu, công cụ, sản phẩm, hàng hóa Mẫu số 07 - VT được ban hành kèm theo thông tư số 133/2016/TT-BTC của Bộ tài chính, Trung tâm kế toán Lê Ánh đã tách ra để bạn đọc dễ dàng tải về sử dụng. Tham khảo phương pháp ghi để có bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu công cụ, dụng cụ chính xác

Xem thêm: Chi phí vé máy bay

Nếu như bạn muốn theo học kế toán để được các kế toán trưởng trên 10 năm kinh nghiệm hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ kế toán thực tế thì có thể liên hệ:

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Hiện tại trung tâm Lê Ánh đang đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu, để biết thông tin chi tiết về các khoá học này, bạn có thể truy cập tại website: www.ketoanleanh.vn.