Mẫu Biên Bản Bàn Giao Tài Sản - Cách Viết Và Những Lưu Ý
Biên bản bàn giao tài sản là văn bản pháp luật thường được sử dụng khi mua hàng, nhập kho, thanh lý, chuyển nhượng, cung ứng dịch vụ,... của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức này với cá nhân, doanh nghiệp khác theo thỏa thuận, thống nhất của các bên tham gia.
Bên cạnh đó, biên bản bàn giao tài sản là giấy tờ có độ pháp lý cao nên khi lập bạn cần phải lưu ý một số điểm nhất định mà mọi người thường hay lãng quên.
Vậy biên bản bàn giao tài sản là gì? Cách viết biên bản bàn giao tài sản và bản mẫu mới nhất như thế nào?
Trong bài viết này, Kế Toán Lê Ánh sẽ chia sẻ tới các bạn những thông tin, kiến thức về lập một biên bản bàn giao tài sản chính xác, đúng luật trong các tình huống thực tế cũng như một số lưu ý khi lập để tránh tranh chấp phát sinh sau này.
Nội dung bài viết:
- 1. Biên Bản Bàn Giao Tài Sản Là Gì?
- 2. Mục Đích Lập Biên Bản Bàn Giao Tài Sản Là Gì?
- 3. Giá Trị Pháp Lý Của Biên Bản Bàn Giao Tài Sản
- 4. Những Nội Dung Cần Có Trong Biên Bản Bàn Giao Tài Sản
- 5. Cách Viết Biên Bản Bàn Giao Tài Sản
- 6. Các Mẫu Biên Bản Bàn Giao Tài Sản Thông Dụng
- 7. Những Lưu Ý Khi Làm Biên Bản Bàn Giao Tài Sản
1. Biên Bản Bàn Giao Tài Sản Là Gì?
Bàn giao tài sản là việc xác nhận sự chuyển giao tài sản giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa các tổ chức, doanh nghiệp.
Biên bản bàn giao tài sản là biên bản thể hiện sự chuyển giao tài sản giữa cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp này cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác. Thông qua biên bản đó, hai bên cùng thống kê tài sản, công cụ, dụng cụ, thiết bị giúp quá trình chuyển giao tài sản diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc bàn giao tài sản thường không được xác lập bằng văn bản pháp luật (Biên bản bàn giao tài sản) nhằm thể hiện rõ các mục đích và nội dung của việc chuyển giao tài sản mà thường là hình thức lời nói.
⇒ Điều đó là nguyên nhân của các tranh chấp và giải quyết các tranh chấp phát sinh về sau sẽ gặp nhiều khó khăn và khó thể chứng minh tài sản thực tế đã được bàn giao.
»»» Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp - Học THỰC CHIẾN Kế Toán Trưởng Trên 15 Năm Kinh Nghiệm
2. Mục Đích Lập Biên Bản Bàn Giao Tài Sản Là Gì?
Thông qua biên bản bàn giao tài sản, bên giao nhượng tài sản đã chuyển giao quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cho bên được bàn giao tài sản cùng với tài sản đó.
Sau khi các bên bàn giao xong, người được bàn giao sẽ có trách nhiệm pháp lý về sử dụng, quản lý tài sản đó theo mục đích của cá nhân hay doanh nghiệp.
Vậy mục đích lập biên bản bàn giao tài sản là gì?
- Hoàn thành xây dựng, mua sắm, thanh lý, bán hàng, cung ứng dịch vụ,... tài sản;
- Được người khác biếu, tặng, nhận góp vốn, thuê, viện trợ,... và đưa vào sử dụng, bảo quản, quản lý tại đơn vị khác.
- Bàn giao tài sản khi nghỉ việc, chuyển công tác,...
- Khi thế chấp tài sản thế chấp
- Bảo vệ tài sản của nhà nước, bệnh viện, trường học, đơn vị hành chính sự nghiệp,...
Do đó, biên bản bàn giao tài sản phải được lưu trữ lại vì việc bàn giao tài sản liên quan đến cả công tác quản lý tài sản, đặc biệt là khi xảy ra các vấn đề sai lệch sổ sách, chứng từ kế toán cần phải kiểm tra lại hoặc khi xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất viết tay thông dụng hiện nay
3. Giá Trị Pháp Lý Của Biên Bản Bàn Giao Tài Sản
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, việc bàn giao tài sản phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tham gia, chỉ khi xác lập thành văn bản đối với các tài sản được bàn giao thì khi tranh chấp xảy ra mới được tòa án bảo vệ quyền lợi của các bên.
⇒ Do vậy, việc xác lập các giấy tờ văn bản, biên bản bàn giao tài sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt pháp lý.
Biên bản bàn giao tài sản có giá trị pháp lý là giúp cả bên người giao và bên người nhận có những ràng buộc trách nhiệm rõ ràng, thông tin đầy đủ về tài sản được chuyển giao, nếu có bất kỳ sai sót, thiếu sót nào phát sinh thì có thể biết được bên nào phải chịu trách nhiệm.
Biên nhận bàn giao tài sản phải được sao ra thành 02 bản. Mỗi bên tham gia giao nhận sẽ giữ 01 bản để làm cơ sở pháp lý cho mình nếu không may xảy ra tranh chấp sau này. Mỗi biên bản giao nhận đều có nội dung và giá trị pháp lý như nhau.
4. Những Nội Dung Cần Có Trong Biên Bản Bàn Giao Tài Sản
Trong biên bản bàn giao tài sản thì những nội dung cần thiết mà hai bên cần phải điền đầy đủ như:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Tên văn bản: Biên bản bàn giao tài sản
- Thời gian, địa điểm: nêu chi tiết thời gian, địa điểm tiến hành bàn giao, chuyển nhượng tài sản
- Các bên tham gia: Bên giao và bên nhận (gồm Họ tên, chức danh, bộ phận, phương thức liên lạc...) ghi đầy đủ, chi tiết thông tin cá nhân
- Nội dung tài sản được bàn giao như: Ghi đầy đủ tên tài sản, đơn vị, số lượng, tình trạng, giá trị tài sản, tình trạng thực tế… theo nguyên tắc đánh giá tài sản bàn giao
- Lời cam kết, đảm bảo: Nêu cụ thể về trách nhiệm bắt buộc của các bên tham gia bàn giao.
Xin chữ ký hoặc đóng dấu xác nhận của cả hai bên
Đặc biệt, đối với các loại bàn giao tài sản có giá trị lớn, biên bản bàn giao có thể xin chữ ký của người làm chứng (bên thứ 3) quá trình bàn giao (nếu có).
Tuy nhiên, mỗi loại biên bản giao nhận tài sản sẽ được soạn thảo với đôi chút khác biệt. Ví dụ như biên bản giao hàng hóa sẽ khác với biên bản giao đất đai, thiết bị, tài liệu…
5. Cách Viết Biên Bản Bàn Giao Tài Sản
Khi lập biên bản bàn giao tài sản, một số bước bạn cần thực hiện như:
5.1. Xem xét lại toàn bộ tài sản đang quản lý:
- Trước khi viết nội dung trong biên bản chính thức, bạn phải tạo một danh sách các tài sản mà mình đang sử dụng, quản lý, bảo quản, bao gồm chi tiết, cụ thể số lượng, chủng loại và giá trị sử dụng, tình trạng thực tế của từng loại tài sản.
- Bạn có thể áp dụng các phương pháp tính giá trị của tài sản bàn giao dựa trên sổ sách, chứng từ kế toán và tiến hành bàn giao công việc, tài sản theo thủ tục đã quy định.
Xem thêm: Mẫu Biên Bản Bàn Giao Công Việc Mới Nhất
5.2. Đề cập đến các vấn đề khó khăn, rủi ro liên quan đến tài sản:
- Biên bản bàn giao tài sản cũng có thể bao gồm danh sách các thách thức, khó khăn có thể xảy ra trong quá trình lưu trữ, quản lý tài sản của cá nhân, công ty.
Dựa vào đây, người nhận bàn giao có thể nhìn vào những khó khăn để đề xuất phương án giải quyết các vấn đề đang xảy ra với tài sản.
5.3. Bố trí thời gian và tiến hành bàn giao tài sản:
Cuối cùng, bạn có thể tải về các mẫu biên bản bàn giao tài sản ở trên và chỉnh sửa, điền vào các thông tin liên quan cũng như thời gian, địa điểm, nội dung cụ thể… để bàn giao lại tài sản cho người kế nhiệm của bạn.
6. Các Mẫu Biên Bản Bàn Giao Tài Sản Thông Dụng
6.1. Mẫu biên bản bàn giao tài sản mới nhất:
TÊN CƠ QUAN: …… Số: ……/BB |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN
Giữa …………….. (bên giao) và ……………. (bên nhận)
Hôm nay ngày …. tháng … năm … tại … đã tiến hành cuộc họp bàn giao tài sản giữa …………….. (bên giao) và ……………. (bên nhận) thực hiện theo ……………..của …………….. ngày ……………..
I/ THÀNH PHẦN THAM DỰ:
1. Bên giao:
- Ông: ……………………… Chức vụ: …………………
- Ông: ……………………… Chức vụ: …………………
- Bà: ……………………….. Chức vụ: …………………
2. Bên nhận:
- Ông: ……………………… Chức vụ: …………………
- Ông: ……………………… Chức vụ: …………………
- Bà: ………………………... Chức vụ: …………………
Chủ tọa: Ông ………………………………………………
Thư ký: Ông ………………………………………………
II/ NỘI DUNG BÀN GIAO:
Bên …………. đã tiến hành bàn giao tài sản cho bên ……… theo biểu thống kê sau:
Bản thống kê tài sản bàn giao:
Số TT |
Tên tài sản |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
Ghi chú |
1 |
||||||
2 |
||||||
…. |
||||||
Tổng cộng: |
Tổng giá trị: Bằng số …………………………………
Bằng chữ ………………………………………………
Kể từ ngày ………… số tài trên do bên ………… chịu trách nhiệm quản lý.
Biên bản này lập thành 04 bản có giá trị như nhau. Bên giao giữ 02 bản, bên nhận giữ 02 bản.
CHỮ KÝ BÊN GIAO |
CHỮ KÝ BÊN NHẬN |
Thư ký cuộc họp Chủ tọa cuộc họp |
6.2. Mẫu biên bản bàn giao tài sản (công cụ dụng cụ lao động) của doanh nghiệp
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
-----***-----
BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN, CÔNG CỤ
Hôm nay, ngày...../...../20..., tại........................... chúng tôi gồm:
Người bàn giao:...............Bộ phận:..............MSNV..............
Người nhận bàn giao:............Bộ phận:...............MSNV.......
Lý do bàn giao .......................................................................
...............................................................................................
Cùng bàn giao tài sản, công cụ với nội dung như sau:
STT |
Mã tài sản, công cụ |
Tên tài sản, công cụ |
Đơn vị |
Số lượng |
Tình trạng |
1 |
|||||
2 |
|||||
3 |
|||||
4 |
|||||
…. |
|||||
Tổng cộng |
Người bàn giao cam đoan rằng toàn bộ các tài sản, công cụ đã được bàn giao đầy đủ. Biên bản được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Người bàn giao |
Người nhận bàn giao |
Quản lý |
7. Những Lưu Ý Khi Làm Biên Bản Bàn Giao Tài Sản
Bởi ý nghĩa quan trọng của biên bản bàn giao tài sản nên khi lập cần phải chú ý những điều sau:
- Nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành bàn giao và lập biên bản bàn giao tài sản.
- Viết thông tin cá nhân, thông tin liên lạc giữa các bên đầy đủ và rõ ràng, chi tiết
- Viết rõ trách nhiệm, cam kết giữa hai bên.
- Ghi đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu nhất những thông tin quan trọng của tài sản như: Chủng loại, tên tài sản, số lượng, thông số nhận dạng, tình trạng thực tế, giá trị hiện tại,...
- Có đầy đủ chữ ký hoặc con dấu xác nhận, nếu cần thiết có thể có cả chữ ký của người làm chứng (bên thứ ba)...
Một biên bản bàn giao tài sản chi tiết và được viết rõ ràng cho phép người nhận và người lập dễ dàng điều chỉnh với vai trò lưu trữ, bảo quản tài sản mới và theo dõi được tài sản còn lại.
Xem thêm:
- Mẫu Biên Bản Thu Hồi Hóa Đơn Điện Tử Mới Nhất
- Biên Bản Đối Chiếu Công Nợ Là Gì?
- Mẫu Biên Bản Điều Chỉnh Hóa Đơn Viết Sai
- Mẫu Bảng Chấm Công - Cách Làm Bảng Chấm Công Excel Mới Nhất
- Mẫu Hợp Đồng Vay Tiền - Hợp Đồng Cho Vay Tiền Mới Nhất
Như vậy, Kế Toán Lê Ánh đã chia sẻ tới các bạn những thông tin, kiến thức quan trọng về cách lập biên bản bàn giao tài sản và mẫu biên bản bàn giao tài sản mới nhất. Chúc các bạn luôn thành công.
Nội dung này cũng được hướng dẫn rất kỹ trong khóa học kế toán online và offline của trung tâm Lê Ánh, do các kế toán trưởng đang làm nghề giảng dạy.
Nếu cần hỗ trợ, bạn có thể đặt câu hỏi bằng cách comment dưới bài viết này.