Quy định về tiền ăn trưa, ăn giữa ca mới nhất năm 2016

Tiền ăn trưa, ăn giữa ca là khoản phúc lợi mà hầu hết các doanh nghiệp đều phải có nhằm hỗ trợ thêm cho nhân viên của mình. 

 Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên của lớp đào tạo kế toán thực hành tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết quy định của tiền ăn trưa, ăn giữa ca này.

Xem thêm : Hướng dẫn chi tiết cách tính trị giá vốn hàng bán trong từng loại hình doanh nghiệp 

1. Quy định của pháp luật về Tiền ăn trưa, ăn giữa ca

Theo thông tư hướng dẫn thuế TNDN mới nhất số 96/2015/TT-BTC, trong mục 6 khoản 2 Điều 4 có nói:

Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau: Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

Vậy tiền ăn trưa, ăn giữa ca muốn được trừ vào chi phí tính thuế TNDN thì cần phải được quy định ở một trong các văn bản sau:

  • Hợp đồng lao động;
  • Thoả ước lao động tập thể;
  • Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn.

Khoản này không bị hạn chế khi tính vào TNDN.

2. Các phương thức doanh nghiệp trả tiền ăn trưa, ăn giữa ca cho người lao động

2.1 Doanh nghiệp trực tiếp cung cấp bữa ăn cho người lao động

doanh-nghiep-truc-tiep-cung-cap-bua-an-cho-nguoi-lao-dong

- Hình thức: có nhà bếp, canteen, mua cơm trực tiếp cho người lao động hoặc phát phiếu ăn.

- Bộ chứng từ đi kèm:

  • Khoản phụ cấp phải được quy định rõ tại một trong các văn bản sau: Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Quy chế tài chính;
  • Các hóa đơn giá trị gia tăng về việc mua nguyên, nhiên liệu nấu bếp hoặc phiếu ăn ngoài cho người lao động;
  • Hợp đồng với các bên cung cấp dịch vụ ngoài cho doanh nghiệp;
  • Danh sách người lao động của doanh nghiệp.

- Người lao động không phải nộp thuế TNCN cho tiền ăn trưa, ăn giữa ca trong trường hợp doanh nghiệp trực tiếp cung cấp bữa ăn cho người lao động.

2.2 Doanh nghiệp trả tiền ăn trưa, ăn giữa ca bằng tiền mặt cho người lao động

- Hình thức:

  • Tính trực tiếp vào lương cho người lao động;
  • Trả phụ cấp trực tiếp cho người lao động.

- Bộ chứng từ đi kèm:

  • Khoản phụ cấp phải được quy định rõ tại một trong các văn bản sau: Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Quy chế tài chính;
  • Các phiếu chi, ủy nhiệm chi;
  • Danh sách người lao động của doanh nghiệp.

- Quy định về mức chi trả tiền ăn trưa, ăn giữa ca của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội:

  • Nếu khoản chi trả nhỏ hơn hoặc bằng 680.000 đ/tháng thì người lao động không bị tính vào thuế TNCN.
  • Nếu khoản chi trả bằng tiền lớn hơn 680.000 đ/tháng thì người lao động bị đánh thuế TNCN cho phần dư ra.

3. Cách hạch toán tiền ăn trưa, ăn giữa ca

 

Theo QĐ 48

Theo TT 200

Doanh nghiệp trả tiền mặt cho người lao động

Nợ TK 1542/6422:

Có TK 334:

Nợ TK 622/6422:

Có TK 334:

Doanh nghiệp tổ chức ăn trưa, ăn giữa ca

Nợ TK 1542/6422:

Có TK 111/112:

Nợ TK 622/6422:

Có TK 111/112:

Nếu có gì thắc mắc hoặc chưa rõ bạn vui lòng để lại comment bên dưới bài viết hoặc nhắn tin cho chúng tôi để Kế toán Lê Ánh tư vấn cho bạn. Hoặc bạn hãy đăng ký tham gia khóa khóa học kế toán thực hành tại Kế Toán Lê Ánh.

Xem thêm : Cách hạch toán nhập kho thành phẩm 

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công! 

Hiện tại trung tâm Lê Ánh có các cở sở chuyên đào tạo và giảng dạy các khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu tại Hà Nội và TPHCM, để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học này, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0904.84.88.55 hoặc truy cập địa chỉ web: 

https://ketoanleanh.edu.vn/ 

Đánh giá:

Bài viết liên quan