Bảng cân đối kế toán và Hướng dẫn cách lập
Để có thể lập được một Báo cáo tài chính, người kế toán cần phải hiểu và làm được Bảng cân đối kế toán, đây là kiến thức cơ bản nhất một người kế toán cần có.
>>>Xem thêm: Cách làm báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị TS hiện có và nguồn hình thành TS đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

1. Một số nguyên tắc cần biết khi lập bảng cân đối kế toán
- Tuân thủ nguyên tắc chung và lập và trình bày Báo cáo tài chính
- Trên Bảng CĐKT, các khoản mục TS và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tuỳ theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp
- Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc sau:
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá 12 tháng tới kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn;
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.
- Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn;
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại dài hạn.
- Khi lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân, đơn vị cấp trên phải thực hiện loại trừ tất cả số dư của các khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ, như các khoản phải thu, phải trả, cho vay nội bộ…. giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.
- Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Bảng cân đối kế toán. Doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần
2 Cơ sở lập bảng Cân đối kế toán
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp
- Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết, Bảng tống hợp chi tiết
- Căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm trước
3. Hướng dẫn lập Bảng cân đối kế toán
Phần tài sản
A: TÀI SẢN NGẮN HẠN - Mã số 100
Phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác cỏ thể chuyển đổi thành tiền, hoặc có thể bán hay sử dụng trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp có đến thời điểm báo cáo, gồm: tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150
I. TIỀN - Mã số 110
Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112
- Tiền - Mã số 111:
111 "Tiền mặt" , 112 "Tiền gửi ngân hàng", 113 "Tiền đang chuyển" trên sổ cái.
Các khoản tương đương tiền - Mã số 112
II. CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN - Mã số 120:
Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 129
- Đầu tư ngắn hạn - Mã số 121
- Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn - Mã số 129
III. Các khoản phải thu NGẮN HẠN - Mã số 130
Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 139
- Phải thu khách hàng - Mã số 131
- Trả trước cho người bán - Mã số 132
- Phải thu nội bộ ngắn hạn - Mã số 133
- Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - Mã số 134
- Các khoản phải thu khác - Mã số 135
- Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi - Mã số 139
HÀNG TỒN KHO - Mã số 140
Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149
- Hàng tồn kho - Mã số 141
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Mã số 149
TÀI SẢN NGẮN HẠN KHÁC - Mã số 150
Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 + Mã số 158
- Chi phí trả trước ngắn hạn - Mã số 151
- Thuế GTGT được khấu trừ - Mã số 152
- Thuế và các khoản phải thu nhà nước - Mã số 154
- Tài sản ngắn hạn khác - Mã số 158
TÀI SẢN DÀI HẠN - Mã số 200
Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260
CÁC KHOẢN PHẢI THU DÀI HẠN - Mã số 210
Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 218 + Mã số 219
- Phải thu dài hạn của khách hàng - Mã số 211
- Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc – Mã số 212
- Phải thu dài hạn nội bộ – Mã số 213
- Phải thu dài hạn khác – Mã số 218
- Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi – Mã số 219
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - Mã số 220
Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 224 + Mã số 227 + Mã số 230
1. Tài sản cố định hữu hình - Mã số 221
Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223
1.1. Nguyên giá - Mã số 222
-Giá trị hao mòn lũy kế - Mã số 223
2. Tài sản cố định thuê tài chính - Mã số 224
Mã số 224 = Mã số 225 + Mã số 226
-Nguyên giá - Mã số 225
-Giá trị hao mòn lũy kế - Mã số 226
3. Tài sản cố định vô hình - Mã số 227
Mã số 227 = Mã số 228 + Mã số 229
- Nguyên giá - Mã số 228
- Giá trị hao mòn lũy kế - Mã số 229
Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu giá trị hao mòn lũy kế là số dư Có tài khoản 2143 "Hao mòn TSCĐ vô hình" trên sổ cái.
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang – Mã số 230.
BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ – Mã số 240
Mã số 240 = Mã số 241 - Mã số 242
- Nguyên giá - Mã số 241
- Giá trị hao mòn lũy kế - Mã số 242
CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN - Mã số 250
Mã số 250 = Mã số 251 + Mã số 252 + Mã số 258 + Mã số 259
- Đầu tư vào công ty con - Mã số 251
- Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh - Mã số 252
- Đầu tư dài hạn khác - Mã số 258
- Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn - Mã số 259
TÀI SẢN DÀI HẠN KHÁC - Mã số 260
Mã số 260 = Mã số 261 + Mã số 262 + Mã số 268
- Chi phí trả trước dài hạn - Mã số 261
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại - Mã số 262
- Tài sản dài hạn khác - Mã số 268
TỔNG CỘNG TÀI SẢN - Mã số 270
Mã số 270 = Mã số 100 + Mã số 200
Phần nguồn vốn
A - NỢ PHẢI TRẢ - Mã số 300
Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 330
1. NỢ NGẮN HẠN - Mã số 310
Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320
- Vay và nợ ngắn hạn - Mã số 311
- Phải trả cho người bán - Mã số 312
- Người mua trả tiền trước - Mã số 313
- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước - Mã số 314
- Phải trả người lao động - Mã số 315
- Chi phí phải trả - Mã số 316
- Phải trả nội bộ - Mã số 317
- Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - Mã số 318
- Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác - Mã số 319
- Dự phòng phải trả ngắn hạn - Mã số 320
2. NỢ DÀI HẠN - Mã số 330
Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 333 + Mã số 334 + Mã số 335 + Mã số 336 + Mã số 337
- Phải trả dài hạn người bán - Mã số 331
- Phải trả dài hạn nội bộ - Mã số 332
- Phải trả dài hạn khác - Mã số 333
- Vay và nợ dài hạn - Mã số 334
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả - Mã số 335
- Dự phòng trợ cấp mất việc làm - Mã số 336
- Dự phòng phải trả dài hạn - Mã số 337
VỐN CHỦ SỞ HỮU - Mã số 400
Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430
VỒN CHỦ SỞ HỮU - Mã số 410
Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417 + Mã số 418 + Mã số 419 + Mã số 420 + Mã số 421
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu - Mã số 411
- Thặng dư vốn cổ phần - Mã số 412
- Vốn khác của chủ sở hữu - Mã số 413
- Cổ phiếu quỹ - Mã số 414
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản - Mã số 415
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái - Mã số 416
- Quỹ đầu tư phát triển - Mã số 417
- Quỹ dự phòng tài chính - Mã số 418
- Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu - Mã số 419
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối - Mã số 420
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản - Mã số 421
NGUỒN KINH PHÍ VÀ QUỸ KHÁC - Mã số 430
Mã số 430 = Mã số 431 + Mã số 432 + Mã số 433
- Quỹ khen thưởng, phúc lợi - Mã số 431
- Nguồn kinh phí - Mã số 432
- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ - Mã số 433
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN - Mã số 440
Mã số 430 = Mã số 300 + Mã số 400
Các chỉ tiêu ngoài Bảng Cân đối kế toán
- Tài sản thuê ngoài
- Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công:
- Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi:
- Nợ khó đòi đã xử lý
- Ngoại tệ các loại
- Dự toán chi sự nghiệp, dự án
Trên đây, kế toán Lê Ánh chia sẻ cho các bạn một số nguyên tắc cần biết khi lập bảng cân đối kế toán và hướng dẫn cách lập chi tiết. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể biết cách lập bảng cân đối kế toán như thế nào
Tham khảo bài viết: Hướng dẫn lập báo cáo tài chính đầy đủ và chính xác nhất
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)
Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM dành cho người mới bắt đầu và khoá học chuyên sâu nâng cao nghiệm vụ cho người có ít kinh nghiệm, nếu bạn quan tâm đến các khoá học này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline hoặc truy cập website: www.ketoanleanh.vn để biết thêm thông tin chi tiết.