Kế toán dịch vụ khách sạn

Chức năng chính của dịch vụ khách sạn là cho thuê phòng ngủ, bên cạnh đó có dịch vụ khác kèm theo để phục vụ khách như: Nhà hàng, giặt ủi, karaoke, vũ trường, massage, spa, gym… Ngoài ra khách sạn cũng có thể tổ chức tiệc cưới, tổ chức sự kiện… Trong bài viết dưới đây Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn kế toán dịch vụ khách sạn

KẾ TOÁN DỊCH VỤ KHÁCH SẠN

Về nguyên tắc kế toán mở chi tiết và tính giá thành cho từng hoạt động, chi tiết theo 3 khoản mục. Trong phần này chúng ta chỉ đề cập đến hoạt động cho thuê phòng ngủ, đây là hoạt động kinh doanh chính của khách sạn.

Phòng ngủ cho thuê thường được chia thành nhiều loại với chất lượng khác nhau, căn cứ vào vị trí, diện tích, mức độ sang trọng và các tiện ích khác…, trên cơ sở đó giá phòng chia thành nhiều loại.

Nếu trong khách sạn có nhiều loại: Loại căn hộ, loại phòng cao ốc; khu có hướng ra biển, khu có hướng quay về núi… thì kế toán mở chi tiết từng khu, từng loại để tính giá thành.

Đối tượng tính giá thành của dịch vụ cho thuê phòng là từng khách sạn, từng ăn cứ hoặc từng khu…

Giá thành của hoạt động cho thuê phòng bao gồm:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là các chi phí chi ra cho khách tiêu dùng nhưng không phải trả tiền, phát sinh tại phòng ngủ như: Bàn chải răng, kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội đầu, giấy vệ sinh, tăm bông… và các chi phí nước uống, cà phê, trà, bánh kẹo, trái cây hoặc báo phục vụ tại phòng miễn phí cho khách.

Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phục vụ phòng, dọn phòng.

Chi phí sản xuất chung:

  • Chi phí tiền lương: Lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý khách sạn, nhân viên vệ sinh chung, nhân viên bảo vệ…
  • Chi phí vật liệu: Mua báo, hoa tươi, nước uống chung tại phòng tiếp khách hay phòng chờ.
  • Chi phí công cụ, dụng cụ: Phân bổ chi phí Drap, gối, mền, khăn tắm, khăn mặt, tranh treo tại phòng, bàn ghế, giường tủ, máy lạnh, máy nước nóng, máy sấy tóc, tivi…
  • Chi phí khấu hao: Khấu hao nhà, dàn lạnh và các thiết bị khác trong khách sạn…
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài: Tiền điện, nước, điện thoại…
  • Chi phí bằng tiền khác: Vệ sinh, phòng cháy nổ…
  • Các chi phí trên được tập hợp với Tài khoản tính giá thành (TK 154 theo phương pháp kê khai thường xuyên hoặc TK 631 nếu theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Không có chi phí dịch vụ dở dang cuối kỳ…
Kế toán dịch vụ khách sạn

Kế toán dịch vụ khách sạn

Ví dụ: Khách sạn X tiêu chuẩn 3 sao có tình hình liên quan đến hoạt động cho thuê phòng như sau:

Các chi phí liên quan phát sinh trong kỳ kế toán theo tháng tập hợp như sau:

  1. Xuất kho trang bị cho các phòng tắm tại khách sạn gồm kem đánh răng, bàn chải đánh răng, sữa tắm, dầu gội đầu, dầu xả … 142.000.000 đồng
  2. Xuất kho hàng cho khách tiêu dùng không phải trả tiền: Nước suối, cà phê gói, đường, chocolate… giá xuất kho 120.000.000 đồng.
  3. Chi tiền mặt mua báo và hoa tươi hàng ngày tại phòng lễ tân 86.000.000 đồng
  4. Cuối tháng, phân bổ chi phí công cụ dụng cụ: Tủ, giường, tranh, tủ lạnh, máy lạnh: 106.000.000 đồng
  5. Cuối tháng, phân bổ chi phí công cụ dụng cụ, giường, tranh, tủ lạnh máy lạnh: 106.000.000 đồng
  6. Cuối tháng, khấu hao TSCĐ 120.000.000 đồng
  7. Các chi phí dịch vụ mua ngoài tại khách sạn: Tiền điện, nước, điện thoại, internet… giá chưa thuế 246.000.000 đồng, thuế suất GTGT 10%
  8. Chi phí bảo hiểm cháy nổ và các chi phí khác bằng tiền mặt 38.000.000 đồng.
  9. Tiền lương phải trả cho nhân viên dọn phòng 156.000.000 đồng, nhân viên bộ phận quản lý khách sạn là 42.000.000 đồng.
  10. Trích các khoản theo lương theo quy định hiện hành: 23,5% tính vào chi phí SXKD, 10,5 % trừ vào lương người lao động.
  11. Doanh thu chưa thuế trong tháng đã thu bằng tiền là 1.386.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, trong đó thu bằng tiền mặt là 1.114.000.000 đồng, số còn lại thu bằng chuyển khoản. Cuối tháng, còn 1 số phòng loại 1, (giá phòng chưa thuế GTGT loại 1 là: 2.800.00 đồng/phòng/đêm) đã ở 12 đêm và một số phòng loại 2 (giá phòng chưa thuế GTGT loại 2 là: 2.200.000 đồng/phòng/đêm) đã ở 8 đêm, những khách này đã ở từ tháng trước tiếp tục thuê đến tháng sau vẫn chưa thanh toán tiền

Yêu cầu:

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. Xác định lãi gộp của hoạt động cho thuê phòng.

Chi tiết: Khách sạn xác định doanh thu của những phòng chưa thanh toán tiền là tương đối chắc chắn.

Hướng dẫn giải:

Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 142.000.000

Có TK 152 - Nguyên vật liệu                  142.000.000

Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 120.000.000

Có TK 152 - Nguyên vật liệu                   120.000.000

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung               86.000.000 

Có TK 111 - Tiền mặt                             86.000.000 

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung             52.000.000 

Có TK 242 - Chi phí trả trước                 52.000.000 

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung             106.000.000

Có TK 242 - Chi phí trả trước                106.000.000

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung            120.000.000

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ                 120.000.000

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung            246.000.000

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ        24.600.000

Có TK 331 - Phải trả người bán             270.600.000

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung            38.000.000

Có TK 111 - Tiền mặt                           38.000.000

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp      156.000.000

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung            42.000.000

Có TK 334 - Phải trả người lao động      198.000.000

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp       36.660.000

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung             9.870.000

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động            20.790.000

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác      67.320.000

Cuối kỳ tổng hợp chi phí dịch vụ, kết chuyển:

Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang             1.154.530.000

Có TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp         262.000.000

Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp 192.660.000

Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung      699.870.000

Ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 111 - Tiền mặt                               1.114.000.000

Nợ TK 112 - TGNH                                   410.600.000

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng        56.320.000

Có TK 5113 - Doanh thu BH và CCDV  1.437.200.000

Có TK 33311 - Thuế GTGT phải nộp     143.720.000

Kết chuyển giá vốn dịch vụ

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán                  1.154.530.000

Có TK 154 - Chi phí SXKDDD              1.154.530.000

Số tiền khách còn nợ: 

(12 đêm x 2.800.000đ + 8 đêm x 2.200.000đ) x 1,1 = 56.320.000 đ

Lãi gộp của hoạt động cho thuê phòng khách sạn là:

1.437.200.000 đ - 1.154.530.000đ = 282.670.000 đ

Lưu ý: Trên đây là những chi phí căn bản phát sinh ngay tại khách sạn. Bên cạnh đó, còn có một số chi phí khác thuộc hoạt động khách sạn như: Chi phí nhân viên phòng lễ tân, nhân viên bảo vệ, nhân viên quản lý từng khách sạn… sẽ ghi nhận vào giá thành dịch vụ hay ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Điều này trong thực tế đôi khi khó phân biệt rạch ròi, phụ thuộc vào quy mô và cách tổ chức quản lý của mỗi khách sạn.

Với những khách sạn có quy mô lớn thì bộ phận điều hành thường được tổ chức hoàn toàn riêng biệt với bộ phận trực tiếp kinh doanh khách sạn. Do đó việc tổ chức kế toán rất rõ ràng, chi phí bộ phận điều hành quản lý ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp, còn toàn bộ chi phí phát sinh tại khách sạn bao gồm các chi phí đã kể trên như chi phí nhân viên lễ tân, nhân viên bảo vệ và nhân viên quản lý trực tiếp khách sạn… được tính vào giá thành dịch vụ.

Với khách sạn có quy mô nhỏ, bộ phận quản lý của khách sạn gắn liền với bộ phận trực tiếp kinh doanh khách sạn, các chi phí giữa bộ phận quản lý và chi phí trực tiếp kinh doanh đôi khi khó tách biệt. Khi đó các chi phí nhân viên tiếp tân, nhân viên bảo vệ… có thể ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp

Trên đây kế toán Lê Ánh đã chia sẻ một số vấn đề về kế toán dịch vụ khách sạn. Để hiểu hơn về cách hạch toán các nghiệp vụ kế toán trong các nhà hàng bạn đọc có thể tham khảo các bài viết trên ketoanleanh.edu.vn hoặc đăng ký các lớp học kế toán thực tế tại kế toán Lê Ánh.

Xem thêm: Kế toán dịch vụ khách sạn