Mô tả chi tiết các công việc của kế toán bán hàng tại doanh nghiệp

Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp cần phải làm những việc cụ thể gì? Công việc kế toán bán hàng yêu cầu kỹ năng gì? 

Bài viết dưới đây, Kế toán Lê Ánh sẽ thông tin đến bạn đọc Kế toán bán hàng là gì và Mô tả công việc Kế toán bán hàng thường phải làm chi tiết 

I. Kế Toán Bán Hàng Là Gì?

Kế toán bán hàng trong tiếng Anh là Sale Accountant, được biết đến là một vị trí kế toán đảm nhiệm toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến việc quản lý đơn bán hàng, gồm có: Ghi chép chi tiết sổ doanh thu, thuế giá trị gia tăng, ghi nhận hóa đơn bán hàng, lập báo cáo bán hàng và các báo cáo khác liên quan theo yêu cầu của doanh nghiệp (DN).

Thông thường một kế toán bán hàng sẽ đảm nhiệm các công việc sau:

- Đầu tiên là cập nhật giá bán và số lượng của hàng hóa, sản phẩm

- Thứ hai là quản lý hóa đơn và các chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ bán hàng

- Thứ ba là kiểm tra, cập nhật số liệu hàng hóa ở trong kho

- Thứ tư là theo dõi tình hình công nợ bán hàng của DN

- Lập báo cáo số liệu bán hàng gửi lên cấp trên

#Hạch toán kế toán bán hàng là gì?

Hạch toán kế toán bán hàng là quan sát, đo lường tính toán và ghi chép chi tiết, đầy đủ các hoạt động có liên quan đến việc quản lý đơn hàng.

#Phân loại nghiệp vụ kế toán bán hàng

Kế toán bán hàng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, mà mỗi lĩnh vực lại có những đặc điểm riêng, khác biệt, cho nên cũng sẽ có sự khác biệt ở nghiệp vụ kế toán bán hàng, cụ thể như sau:

- Trong siêu thị: Các nghiệp vụ cần đáp ứng gồm có: thường xuyên kiểm tra, cập nhật hàng hóa, sản phẩm, đặc biệt là trong việc thu mua hàng hóa, sản phẩm đột xuất, lưu trữ hóa đơn, đối chiếu doanh thu mà siêu thị đã mua trong khoảng thời gian hoạt động theo định kỳ xem có khớp với nhau không, tính toán, lên kế hoạch cho các chương trình khuyến mãi, ưu đãi của siêu thị.

- Tại đại lý: Các nghiệp vụ kế toán cần đáp ứng đó là lập phiếu xuất kho hàng gửi đại lý hoặc hóa đơn giá trị gia tăng cùng với hàng hóa xuất kho gửi bán cho đại lý, sau đó gửi bảng kê khai hàng hóa, sản phẩm đã ghi nhận doanh thu rồi dựa vào hóa đơn hoa hồng mà hạch toán chi phí đã gửi đại lý.

- Trong xuất nhập khẩu: Nghiệp vụ kế toán gồm hai việc là xuất khẩu ủy thác và xuất khẩu trực tiếp

- Trong nhà hàng - khách sạn: Nghiệp vụ kế toán cần tập hợp giá thành dịch vụ một cách cụ thể.

»»» Tham khảo: Khóa Học Kế Toán Online - Tương Tác Trực Tiếp Cùng Giảng Viên Kế Toán Trưởng Trên 10 Năm Kinh Nghiệm

II. Mô Tả Công Việc Của Kế Toán Bán Hàng

1. Các công việc liên quan đến hóa đơn bán hàng

- Lập hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng.

- Cập nhật ghi chép phản ánh kịp thời các thông tin giao nhận hàng hóa hàng ngày: Kiểm tra số lượng, đơn giá của từng sản phẩm, lấy đó làm căn cứ xuất hoá đơn cho khách hàng.

- Tập hợp các hóa đơn bán hàng, bao gồm hoá đơn bán hàng hoá và hoá đơn bán dịch vụ.

- Cuối ngày vào bảng kê chi tiết các hoá đơn bán hàng và tính tổng giá trị hàng đã bán, thuế GTGT (nếu có) trong ngày.

- Tính toán và phản ánh chính xác tổng giá tính toán của hàng bán ra bao gồm cả doanh thu bán hàng, thuế giá trị gia tăng đầu ra của từng nhóm hàng, từng hoá đơn khách hàng, từng đơn vị trực thuộc ( theo các cửa hàng, quầy hàng…).

ketoabanhang

2. Các công việc liên quan đến hợp đồng bán hàng

- Soạn thảo Hợp đồng bán hàng hóa, dịch vụ.

- Quản lý và lưu trữ hợp đồng giao dịch với khách hàng.

- Quản lý thông tin khách hàng.

3. Các công việc liên quan đến khách hàng

- Kiểm tra, đôn đốc tình hình thu hồi và quản lý tiền hàng.

- Quản lý khách nợ, theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, lô hàng, số tiền khách nợ, thời hạn và tình hình trả nợ.

4. Các công việc liên quan đến hàng chiết khấu 

- Theo dõi, tính chiết khấu cho khách hàng: khi nào thì khách hàng được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán.

5. Làm các báo cáo liên quan

- Báo cáo danh mục hàng hóa bán ra theo kỳ.

- Lập báo cáo công nợ phải thu theo yêu cầu quản lý.

- Hàng tháng, quý, năm phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài chính trong kỳ (theo biểu mẫu của Cơ quan Thuế)

6. Các công việc khác

- Làm thẻ VIP khách hàng (nếu có)

- Tư vấn, chăm sóc khách hàng

- Đốc thúc công nợ của khách hàng

- Cập nhật giá cả, sản phẩm mới

- Quản lý thông tin khách hàng, sổ sách, chứng từ liên quan đến bán hàng của công ty.

III. Công Việc Của Kế Toán Bán Hàng (Hàng Ngày - Tháng - Cuối Kỳ)

1. Công việc hàng ngày

- Thường xuyên cập nhật, ghi chép phản ánh kịp thời các thông tin giao nhận hàng hóa trong ngày: kiểm tra số lượng thực và đơn giá của từng sản phẩm xuất bán, lập và gửi hóa đơn cho khách hàng;

- Cuối ngày vào bảng kê chi tiết các hoá đơn bán hàng và tính tổng giá trị hàng đã bán, thuế GTGT (nếu có) trong ngày;

- Thực hiện việc đối chiếu với thủ kho về số lượng xuất, tồn vào cuối ngày;

- Quản lý hợp đồng giao dịch với khách hàng, xử lý kịp thời các phát sinh;

- Hỗ trợ công việc cho kế toán tổng hợp và kế toán trưởng.

2. Công việc hàng tháng

- Tính toán và phản ánh chính xác tổng giá thực tế của hàng đã bán ra bao gồm cả doanh thu bán hàng, thuế giá trị gia tăng đầu ra của từng nhóm hàng, từng hoá đơn khách hàng, từng đơn vị trực thuộc (theo các cửa hàng, quầy hàng, đại lý, chi nhánh,…);

- Xác định chính xác giá mua thực tế của lượng hàng đã tiêu thụ đồng thời phân bổ phí thu mua cho hàng đã tiêu thụ nhằm xác định hiệu quả bán hàng.

- Kiểm tra, đôn đốc tình hình thu hồi và quản lý tiền hàng, quản lý nợ của khách hàng, theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, số tiền của lô hàng mà khách hàng nợ, tình hình trả nợ và hạn mức tín dụng,…

3. Công việc cuối kỳ kế toán

- Tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản chi phí bán hàng thực tế phát sinh hợp lý hợp lệ để phục vụ cho việc bán hàng;

- Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí bán hàng cho hàng tiêu thụ làm căn cứ để xác đinh kết quả kinh doanh;

- Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình bán hàng, phục vụ cho việc chỉ đạo và điều hành kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin cung cấp được dựa trên nhu cầu của người sử dụng;

- Các công việc khác liên quan theo yêu cầu.

IV. Yêu Cầu Của Nhân Viên Kế Toán Bán Hàng

- Có tinh thần trách nhiệm, cẩn thận;

- Nhanh nhẹn, khéo léo và nhiệt tình để giao tiếp với khách hàng khi cần;

- Tuân thủ các chuẩn mực kế toán, không có ý định tư lợi cho bản thân;

- Biết tổng hợp và phân tích các báo cáo liên quan đến doanh thu bán hàng;

- Luôn phấn đấu nâng cao năng lực bản thân để thi hành nhiệm vụ chính xác và đúng qui định.

Trên đây là Những công việc của kế toán bán hàng chi tiết và những yêu cầu của nhân viên kế toán bán hàng cần có. Mong rằng bài viết mang lại giá trị cho những bạn đang có định hướng theo làm vị trí kế toán bán hàng

 Xem thêm: 

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán, khóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904 84 8855/ Mrs Lê Ánh

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.