Kỹ thuật tính giá bán lẻ theo thông tư 133

Các doanh nghiệp áp dụng Thông tư 133 sẽ không còn phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp nhập sau – xuất trước. Và bổ sung thêm kỹ thuật tính giá bán lẻ cho các doanh nghiệp bán lẻ hàng hóa.

Nội dung kỹ thuật tính giá bán lẻ này như thế nào? Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên khóa học kế toán thực hành tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết kỹ thuật tính giá xuất kho bán lẻ theo Thông tư 133.

1. Các phương pháp tính giá xuất kho được áp dụng theo Thông tư 133

Trước khi đi vào kỹ thuật tính giá bán lẻ thì cần biết các phương pháp tính giá xuất kho:

  • Phương pháp nhập trước – xuất trước: Giả định giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước thì được xuất ra trước.
  • Phương pháp bình quân gia quyền: Giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính vào cuối kỳ, bằng giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua và sản xuất trong kỳ. Có thể tính theo từng kỳ hoặc tính sau mỗi lần nhập tùy doanh nghiệp.
  • Phương pháp thực tế đích danh: Giá hàng xuất kho được tính theo giá thực tế của mỗi lần nhập hàng.

Và bổ sung kỹ thuật tính giá bán lẻ để xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ đối với các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị hoặc tương tự.

Xem thêm: Cách hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK511 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

2. Điều kiện doanh nghiệp được áp dụng phương pháp tính giá bán lẻ

Doanh nghiệp áp dụng kỹ thuật tính giá bán lẻ phải thỏa mãn cả 2 điều kiện sau:

- Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực siêu thị hoặc tương tự bởi vì số lượng hàng hóa được bán ra trong ngày rất nhiều, nếu sau lần xuất hàng lại làm bút toán hạch toán giá vốn thì sẽ không kịp ghi nhận các bút toán này.

Các doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

3. Cách tính giá hàng tồn kho theo phương pháp tính giá bán lẻ

Giá trị xuất kho của hàng hóa = Giá bán hàng tồn kho – Lợi nhuận biên

+ Giá bán hàng tồn kho: Giá gốc hàng tồn kho x tỷ lệ % lợi nhuận định mức.

Tỷ lệ này tùy từng thời điểm, từng mặt hàng được quy định khác nhau, phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Lợi nhuận biên: Mỗi mặt hàng có một tỷ lệ % lợi nhuận biên khác nhau.

Để hiểu rõ hơn phương pháp tính giá bán lẻ, các bạn xem ví dụ dưới đây:

Ví dụ phương pháp tính giá bán lẻ

Lợi nhuận định mức của Công ty Nam Hồng là 20%. Trong kỳ, Công ty Nam Hồng có số liệu như sau:

Chỉ tiêu

Giá gốc

Giá bán = Giá gốc x Lợi nhuân định mức

Dư đầu kỳ

1.000.000

1.200.000

Mua trong kỳ

5.000.000

6.000.000

Hàng tồn kho cuối kỳ

 

(3.000.000)

Nhìn vào bảng trên, có thể thấy doanh thu doanh nghiệp dự kiến nếu tiêu thụ hết số lượng hàng trong kho là 7.200.000 nhưng theo số liệu bán hàng, tổng doanh thu bán hàng trong kỳ của doanh nghiệp là 4.200.000. Từ đó, ta xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ nếu bán là: 7.200.000 – 4.200.000 = 3.000.000

Tỷ lệ giá gốc trên giá bán là: 6.000.000/7.200.000 = 1/1,2

Giá gốc hàng tồn kho là: 3.000.000 x 1/1,2 = 2.500.000

Trị giá vốn hàng xuất kho trong kỳ là: 6.000.000 – 2.500.000 = 3.500.000

Trên đây, Kế toán Lê Ánh vừa chia sẻ cho các bạn bài viết về kỹ thuật tính giá bán lẻ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Cảm ơn các bạn đã quan tâm!

Tham khảo thêm bài viết: Xử lý các trường hợp ghi sai Hóa đơn GTGT

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toánkhóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán cao cấpkhóa học kế toán xây dựng, sản xuất, khóa học kế toán quản trịkhóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích báo cáo tài chính... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán online/ offline của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh 

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khoá học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM