Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương của lao động trong công ty TNHH một thành viên hiệu lực từ ngày 01/08/2016
Nghị định 51/2016/NĐ-CP ban hành ngày 13/06/2016 quy định về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng của lao động trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã thay thế cho nghị định 50/2013/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2016. Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên tại lớp học kế toán thực hành của Kế toán Lê Ánh sẽ tổng hợp một số điểm quan trọng về quản lý lao động, tiền lương của lao động trong công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ.
Tổng hợp những sai sót thường gặp phải trong quá trình mua hàng
1. Đối tượng áp dụng
- Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (bao gồm cả công ty độc lập và công ty là công ty mẹ của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước).
2. Quy định về quản lý lao động
- Hàng năm, Công ty phải lập kế hoạch lao động:
+ Căn cứ lập: kế hoạch sản xuất, cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại lao động hợp lý, định mức lao động của Công ty.
+ Số lượng lao động: Không vượt quá 5% so với số lao động thực tế bình quân năm trước liền kề.
+ Trách nhiệm lập: Giám đốc, Tổng giám đốc
+ Trách nhiệm duyệt: Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Cơ quan đại diện chủ sở hữu.
- Tuyển dụng, bố trí sử dụng lao động: công khai, minh bạch, phù hợp với kế hoạch lao động.
- Tuyển dụng thừa, không đúng kế hoạch:
+ Tổng Giám đốc, Giám đốc chịu trách nhiệm trước Chủ tịch hội đồng thành viên.
+ Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu
+ Hình thức kỷ luật: không được tăng lương, kéo dài thời gian nâng lương, giảm lương, xét đánh giá mức độ hoàn thành công việc theo NĐ 97/2015/NĐ-CP
3. Quy định về quản lý tiền lương
- Thang lương, bảng lương, phụ cấp lương: xây dựng theo NĐ49/2015/NĐ-CP
- Xác định mức lương kế hoạch:
+ Công ty có lãi: mức tiền lương kế hoạch cao hơn mức lương bình quân theo hợp đồng lao động. Dựa trên cơ sở mức tiền lương bình quân thực hiện theo kết quả sản xuất kinh doanh của năm trước liền kề gắn với mức tăng/giảm năng suất lao động (tính theo tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương hoặc sản lượng tiêu thụ) kế hoạch so với thực hiện năm trước liền kề theo nguyên tắc: năng suất lao động và lợi nhuận kế hoạch tăng thì tiền lương tăng tối đa không vượt quá mức tăng năng suất lao động; năng suất lao động tăng và lợi nhuận kế hoạch không tăng thì tiền lương tăng tối đa không vượt quá 80% mức tăng năng suất lao động; năng suất lao động tăng và lợi nhuận kế hoạch giảm thì tiền lương tăng tối đa không vượt quá 50% mức tăng năng suất lao động; năng suất lao động giảm thì tiền lương giảm so với thực hiện của năm trước liền kề.
+ Công ty bị lỗ (trừ lý do khách quan: nhà nước điều chỉnh giá, tham gia nhiệm vụ chính trị, thiên tai, hỏa hoạn…): mức tiền lương kế hoạch bằng mức lương bình quân theo hợp đồng lao động.
Ví dụ: Công ty Nam Việt là công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Năm 2015 công ty có lãi. Theo kế hoạch sản xuất năm 2016, năng suất lao động của Công ty tăng 20%, lợi nhuận tăng 10% so với năm 2015. Mức lương bình quân theo hợp đồng lao động trong công ty là 4.200.000 đồng.
Như vậy, mức lương kế hoạch Công ty xây dựng cho năm 2016 phải cao hơn 4.200.000 đồng và không quá 4.200.000 x 120% = 5.040.000 (đồng)
- Phân phối tiền lương: công ty được trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau nhưng không được vượt quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. Đối với công ty sản xuất, kinh doanh có tính mùa vụ thì quỹ dự phòng không vượt quá 20% quỹ tiền lương thực hiện.
Nếu có gì thắc mắc hoặc chưa rõ bạn vui lòng để lại comment bên dưới bài viết
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm: Các khoá học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu.
Một số tìm kiếm liên quan:
nghị định 51/2013/nđ-cp nghị định 50/2015
18/2013/tt-blđtbxh thông tư hướng dẫn nghị định 50 2013 nđ cp
nghị định 50/2010 nghị định 50/2014
nđ 50/2013/ nđ-cp nghi dinh 50/2008