Quy Định Về Các Loại Sổ Kế Toán Cho Hộ Kinh Doanh Theo Thông Tư 88/2021/TT-BTC

Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc quản lý tài chính hiệu quả đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của các hộ kinh doanh. Một trong những công cụ hỗ trợ quan trọng trong việc này chính là sổ kế toán. Các quy định về sổ kế toán không chỉ giúp hộ kinh doanh theo dõi sát sao các hoạt động tài chính, mà còn đảm bảo tuân thủ pháp luật, tạo nền tảng cho sự minh bạch và chuyên nghiệp trong kinh doanh.

Bài viết này Kế toán Lê Ánh sẽ trình bày chi tiết các Quy định về các loại sổ kế toán dành cho hộ kinh doanh theo thông tư 88/2021-BTC, giúp các chủ hộ, cá nhân kinh doanh nắm bắt và áp dụng đúng những quy định hiện hành. Những quy định này không chỉ hỗ trợ hộ kinh doanh trong việc quản lý tài chính mà còn giúp họ phát triển kinh doanh một cách bền vững và hiệu quả hơn.

I. Sổ kế toán là gì?

Khái niệm sổ kế toán:

Sổ kế toán là những tờ sổ được xây dựng theo những mẫu nhất định có liên hệ chặt chẽ với nhau, dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế theo đúng phương pháp kế toán, trên cơ sở số liệu của chứng từ kế toán, nhằm cung cấp thông tin phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị.

Theo Điều 24, Luật kế toán năm 2015

Sổ kế toán là một loại sổ dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.

Vai trò của sổ kế toán:

- Sổ kế toán là công cụ ghi chép và lưu trữ tất cả các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh theo thứ tự thời gian và tình hình thực tế của doanh nghiệp.

- Thông qua các số liệu ghi trong sổ kế toán, doanh nghiệp có thể so sánh để tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho các vấn đề tài chính.

- Sổ kế toán là phương tiện vật chất để thực hiện các công việc kế toán. Trong quá trình thu thập và xử lý thông tin về hoạt động kinh doanh, các chứng từ chỉ phản ánh từng hoạt động kinh tế riêng lẻ và chưa có giá trị tổng hợp. Do đó, cần hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế vào sổ kế toán để hiểu rõ tình hình và kết quả hoạt động cũng như tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Sổ kế toán là bước trung gian quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán, nơi các chứng từ gốc được tập hợp và phản ánh đầy đủ, có hệ thống. Những số liệu này phục vụ cho việc tính toán, tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế, biểu hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được phản ánh trong các báo cáo tài chính và các tài liệu quản lý cần thiết.

>>> Xem thêmCác Loại Thuế Hộ Kinh Doanh Phải Nộp

II. Quy định về các loại sổ kế toán cho hộ kinh doanh theo thông tư 88/2021/TT-BTC

QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Sổ kế toán 

anh-chup-man-hinh-2024-06-10-170547

1. Nội dung sổ kế toán, việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 Luật Kế toán và thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 2 “Biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng các quy định về việc mở sổ, ghi sổ, khóa số và lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử theo quy định tại Điều 26 Luật Kế toán để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng các quy định về việc sửa chữa sổ kế toán tại Điều 27 Luật Kế toán để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

4. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng các sổ kế toán theo danh mục sau đây:

STT

Tên sổ kế toán

Ký hiệu

1

Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ

Mẫu số S1-HKD

 (Tại đây)

2

Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

Mẫu số S2-HKD

(Tại đây)

3

Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh

Mẫu số S3-HKD

(Tại đây)

4

Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN

Mẫu số S4-HKD

(Tại đây)

5

Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động

Mẫu số S5-HKD

(Tại đây)

6

Sổ quỹ tiền mặt

Mẫu số S6-HKD

(Tại đây)

7

Sổ tiền gửi ngân hàng

Mẫu số S7-HKD

(Tại đây)

Mục đích sử dụng, biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán được hưởng dẫn tại Phụ lục 2 “Biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán" ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải mở sổ kế toán để theo dõi chi tiết theo từng địa điểm kinh doanh.

III. Những lưu ý khi lập sổ sách kế toán

1. Quy định về mở, ghi sổ và khóa sổ kế toán:

Quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán được quy định tại Điều 26 Luật kế toán 2015, theo đó:

– Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm; đối với đơn vị kế toán mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập.
Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán. Sổ kế toán có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời.

– Đơn vị kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán.

– Sổ kế toán phải được ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ. Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán.

– Việc ghi sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề. Sổ kế toán phải được ghi liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ.

– Thông tin, số liệu trên sổ kế toán phải được ghi bằng bút mực; không ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới; không ghi chồng lên nhau; không ghi cách dòng; trường hợp ghi không hết trang phải gạch chéo phần không ghi; khi ghi hết trang phải cộng số liệu tổng cộng của trang và chuyển số liệu tổng cộng sang trang kế tiếp.

– Đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán vào cuối kỳ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính và trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

– Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử. Trường hợp ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử thì phải thực hiện các quy định về sổ kế toán tại Luật kế toán 2015, trừ việc đóng dấu giáp lai. Sau khi khóa sổ kế toán trên phương tiện điện tử phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành quyển riêng cho từng kỳ kế toán năm để đưa vào lưu trữ. Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ sổ kế toán trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.

2. Quy định khi sửa chữa sổ kế toán

1. Khi phát hiện sổ kế toán có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau đây:

a) Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;

b) Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;

c) Ghi điều chỉnh bằng cách lập “chứng từ điều chỉnh” và ghi thêm số chênh lệch cho đúng.

2. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó.

3. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và thuyết minh về việc sửa chữa này.

4. Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng phương tiện điện tử được thực hiện theo phương pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Việc tuân thủ các quy định về sổ kế toán là yếu tố then chốt giúp các hộ kinh doanh quản lý tài chính hiệu quả, minh bạch và bền vững.Trên đây là Quy Định Về Các Loại Sổ Kế Toán Cho Hộ Kinh Doanh Theo Thông Tư 88/2021/TT-BTC mới nhất, hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp các hộ kinh doanh nắm bắt và thực hiện tốt các quy định về sổ kế toán, góp phần vào sự phát triển và thành công của họ trong hoạt động kinh doanh.

>>> Tham khảo: Khóa học Kế toán Hộ kinh doanh cá thể  của trung tâm Kế toán Lê Ánh bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích như sau:

  • Hiểu sâu hơn về công việc của một kế toán hộ kinh doanh cá thể
  • Thành thạo mọi nghiệp vụ hạch toán chi tiết các tài khoản kế toán hộ kinh doanh cá thể 
  • Thành thạo định mức tính giá thành sản xuất – quy trình hạch toán thương mại
  • Tự mình hoàn thiện sổ sách nhanh và chính xác nhất cho hộ kinh doanh
  • Hoàn tất mọi báo cáo liên quan – va chạm tình huống thực tế
  • Tự tin quản lý vận hành tốt hoạt động kinh doanh
  • Hiểu rõ hồ sơ sổ sách tiếp nhận bàn giao công việc với kế toán hộ kinh doanh
  • Đúc kết những kỹ năng & kinh nghiệm thực tế sau khi hoàn thành khoá học thực tế 
  • Được các chuyên gia giỏi trực tiếp hướng dẫn đến khi thành thạo; tư vấn trọn đời 24/7 trong và sau khóa học; được kết nối tuyển dụng và hướng dẫn viết CV xin việc