Sinh Viên Kế Toán Nên Học Gì Để Ra Trường Làm Được Việc?
Sinh Viên Kế Toán Nên Học Gì Để Ra Trường Làm Được Việc? Đây là câu hỏi không chỉ của sinh viên năm cuối mà còn là nỗi trăn trở của nhiều bạn ngay từ những năm đầu đại học. Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, việc tốt nghiệp với tấm bằng kế toán thôi là chưa đủ. Điều quan trọng là bạn cần trang bị thêm kiến thức gì, kỹ năng gì để nhà tuyển dụng tin tưởng giao việc ngay từ những ngày đầu thử việc.
Bài viết dưới đây Kế toán Lê Ánh sẽ giúp bạn định hình rõ hơn về những gì sinh viên kế toán nên học để “vượt rào” phỏng vấn và sẵn sàng làm được việc ngay khi ra trường.
Mục lục
- I. Những kiến thức và kỹ năng sinh viên kế toán cần bổ sung trước khi ra trường
- II. Những sai lầm phổ biến khiến sinh viên kế toán “học nhiều mà không làm được”
- III. Nên bắt đầu từ đâu? Gợi ý lộ trình học kế toán thực hành cho sinh viên
- IV. Tham gia khóa học kế toán tổng hợp thực hành – 100% học thực chiến cùng kế toán trưởng
I. Những kiến thức và kỹ năng sinh viên kế toán cần bổ sung trước khi ra trường
Không ít sinh viên kế toán sau 4 năm đại học vẫn loay hoay với câu hỏi: Ra trường rồi mình làm được gì? Nguyên nhân không nằm ở việc thiếu kiến thức, mà là thiếu kỹ năng thực hành và khả năng ứng dụng vào thực tế công việc. Để tránh rơi vào tình trạng "học xong mà không làm được việc", sinh viên kế toán cần bổ sung những kỹ năng dưới đây trước khi tốt nghiệp.
1. Thành thạo kỹ năng định khoản và hạch toán kế toán
Định khoản là nền tảng của kế toán – hiểu đơn giản là xác định tài khoản ghi Nợ và ghi Có cho một nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đây không chỉ là kiến thức trên giấy, mà là thứ sinh viên phải thực hành thành phản xạ, bởi bất kỳ vị trí kế toán nào cũng yêu cầu.
Sinh viên cần biết cách định khoản các nghiệp vụ phát sinh cơ bản trong doanh nghiệp, bao gồm:
- Mua hàng trong và ngoài nước, có hoặc không có hóa đơn.
- Bán hàng – ghi nhận doanh thu, chiết khấu, thuế GTGT.
- Hạch toán tiền lương, bảo hiểm, thuế TNCN.
- Các khoản chi phí vận hành, khấu hao, lãi vay.
- Các bút toán điều chỉnh và kết chuyển cuối kỳ…
Việc nắm chắc định khoản sẽ giúp sinh viên đọc hiểu sổ sách, làm chủ phần mềm kế toán và tránh các lỗi sai cơ bản trong ghi chép nghiệp vụ.
2. Biết sử dụng phần mềm kế toán
Hầu hết doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng phần mềm kế toán để quản lý sổ sách – do đó, sinh viên muốn làm được việc thì không thể chỉ biết làm bằng tay trên giấy. Một sinh viên có thể sử dụng thành thạo các phần mềm phổ biến như MISA, FAST, Bravo hoặc Excel nâng cao, sẽ được đánh giá cao hơn hẳn trong mắt nhà tuyển dụng.
Bạn cần học cách:
- Nhập liệu chứng từ mua – bán, lương, chi phí vào phần mềm.
- Theo dõi và đối chiếu công nợ, tồn kho, chi phí theo tài khoản.
- In sổ sách, lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế từ phần mềm.
- Biết xử lý các lỗi thường gặp trong quá trình hạch toán trên phần mềm.
Đặc biệt, Excel vẫn là công cụ không thể thiếu – dù doanh nghiệp có dùng phần mềm nào, thì báo cáo, theo dõi chi tiết hay xử lý số liệu vẫn chủ yếu làm trên Excel.
3. Nắm được quy trình kế toán tại doanh nghiệp
Làm kế toán không chỉ là hạch toán đúng mà còn phải làm đúng quy trình và quy định nội bộ. Sinh viên cần hiểu được chu trình kế toán thực tế tại doanh nghiệp, từ bước đầu đến bước cuối, bao gồm:
- Tiếp nhận và kiểm tra chứng từ: hóa đơn, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất...
- Ghi sổ kế toán: cập nhật dữ liệu theo từng tài khoản liên quan.
- Đối chiếu số liệu: so sánh giữa các sổ, đối chiếu công nợ với khách hàng/nhà cung cấp.
- Lập báo cáo: báo cáo thuế, báo cáo nội bộ, báo cáo tài chính.
- Lưu trữ chứng từ: theo đúng thứ tự, thời hạn, phục vụ thanh kiểm tra.
Hiểu và thực hành đúng quy trình giúp bạn làm việc chuyên nghiệp hơn và tránh được các rủi ro liên quan đến thuế, kiểm toán hoặc kiểm tra nội bộ.
4. Am hiểu cơ bản về thuế – đặc biệt là thuế GTGT và TNCN
Thuế là phần việc không thể thiếu trong công việc kế toán, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) – những sắc thuế phổ biến nhất ở mọi doanh nghiệp.
Sinh viên cần:
- Biết cách xác định hàng hóa dịch vụ chịu thuế, không chịu thuế, thuế suất bao nhiêu phần trăm.
- Biết cách kê khai và lập báo cáo thuế GTGT, báo cáo thuế TNCN định kỳ hàng tháng/quý. cách xử lý tình huống thực tế: thiếu hóa đơn, kê sai chỉ tiêu, xử lý chi phí không hợp lý…
- Biết cách sử dụng phần mềm HTKK hoặc eTax để nộp báo cáo thuế điện tử.
Am hiểu về thuế giúp sinh viên làm tốt công việc kế toán thuế, kế toán tổng hợp hoặc nội bộ ở mọi quy mô doanh nghiệp.
5. Biết lập và đọc báo cáo tài chính đơn giản
Không cần phải lập được báo cáo tài chính hoàn chỉnh như kiểm toán viên, nhưng sinh viên kế toán cần hiểu rõ cấu trúc – ý nghĩa – và cách đọc các báo cáo tài chính cơ bản:
- Bảng cân đối kế toán: phản ánh tình hình tài sản, nợ và vốn tại một thời điểm.
- Báo cáo kết quả kinh doanh: cho biết doanh nghiệp đang lãi hay lỗ, từ đâu ra lợi nhuận.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: phản ánh dòng tiền thực sự – doanh nghiệp có đang thiếu tiền hay không?
- Ngoài đọc hiểu, sinh viên cần học cách lập báo cáo tài chính từ sổ sách hoặc phần mềm kế toán, ít nhất ở mức cơ bản.
Kỹ năng này sẽ giúp bạn ghi điểm mạnh trong mắt nhà tuyển dụng khi ứng tuyển vào vị trí kế toán nội bộ, kế toán tổng hợp hoặc trợ lý kế toán.

II. Những sai lầm phổ biến khiến sinh viên kế toán “học nhiều mà không làm được”
Rất nhiều sinh viên kế toán chăm chỉ học trên lớp, điểm số tốt, thậm chí đạt học bổng, nhưng khi bước vào môi trường làm việc thực tế lại… không biết bắt đầu từ đâu. Lý do không nằm ở năng lực học, mà ở cách học chưa phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp. Dưới đây là những sai lầm phổ biến mà sinh viên kế toán nên tránh nếu muốn “học để làm được việc”.
- Chạy theo điểm số – bỏ qua thực hành
Đây là sai lầm phổ biến nhất ở sinh viên năm nhất đến năm ba. Nhiều bạn tập trung toàn bộ vào việc ôn thi, làm bài kiểm tra để lấy điểm cao, đạt học bổng – nhưng lại xem nhẹ việc thực hành kế toán. Hệ quả là:
- Biết định nghĩa tài khoản, nhưng không biết định khoản thực tế ra sao.
- Biết sơ đồ hạch toán, nhưng không hiểu chứng từ thật trông như thế nào.
- Không biết cách xử lý sai sót, kiểm tra số liệu hay nộp báo cáo…
Trong khi đó, doanh nghiệp tuyển kế toán không phỏng vấn theo điểm GPA, mà hỏi bạn có làm được việc hay không. Họ sẽ đưa ra tình huống thực tế và yêu cầu bạn xử lý – nếu bạn chưa từng thực hành, sẽ rất khó trả lời.
- Chỉ học lý thuyết – không biết áp dụng vào công việc
Nhiều sinh viên thuộc lòng nguyên lý kế toán, sơ đồ tài khoản, công thức báo cáo… nhưng lại lúng túng khi đứng trước một hóa đơn VAT thật hay một file Excel theo dõi công nợ. Bởi vì học lý thuyết mà không gắn với thực tế doanh nghiệp, bạn sẽ:
- Khó tưởng tượng quy trình kế toán hoạt động thế nào.
- Không biết bắt đầu từ đâu khi xử lý công việc: từ chứng từ nào, vào sổ ra sao, lên báo cáo thế nào.
- Không quen với tình huống “bị sai, bị thiếu, bị trùng số” – điều rất hay gặp khi đi làm.
- Ngại học thêm kỹ năng Excel, phần mềm kế toán
Nhiều bạn nghĩ rằng học kế toán chỉ cần hiểu nguyên lý – không cần biết công nghệ. Đây là quan niệm sai lầm nghiêm trọng. Trong thực tế:
Excel là công cụ không thể thiếu khi làm kế toán. Không ít bạn ngại học vì sợ rắc rối, vì thấy Excel nâng cao hoặc phần mềm kế toán “khó quá” – nhưng nếu không vượt qua được rào cản này, bạn sẽ mãi chỉ dừng ở mức… lý thuyết.
Phần mềm kế toán như MISA, FAST, Bravo… là công cụ bắt buộc ở hầu hết doanh nghiệp. Nếu bạn chưa từng dùng phần mềm, gần như bạn “chưa làm kế toán”.
- Lười cập nhật kiến thức về hóa đơn điện tử, thuế và quy định mới
Hệ thống pháp lý về thuế, hóa đơn, kế toán ở Việt Nam thay đổi thường xuyên. Nhưng nhiều sinh viên vẫn còn học theo tài liệu cũ hoặc không hiểu rõ các quy trình mới.
Nếu bạn không cập nhật, bạn sẽ:
- Không biết cách tra cứu, lập, điều chỉnh hóa đơn điện tử.
- Không biết sử dụng phần mềm thuế của Tổng cục Thuế (eTax, eInvoice, HTKK).
- Không hiểu rõ về các thủ tục khai thuế GTGT, TNCN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, hoàn thuế...
>>> Xem thêm: Cách Xin Việc Kế Toán Cho Sinh Viên Mới Ra Trường
III. Nên bắt đầu từ đâu? Gợi ý lộ trình học kế toán thực hành cho sinh viên
Nếu bạn đang là sinh viên kế toán và muốn “ra trường là làm được việc ngay” thì đừng chờ đến năm cuối mới học thực hành. Hãy bắt đầu càng sớm càng tốt – nhưng theo một lộ trình phù hợp với từng giai đoạn. Việc này không chỉ giúp bạn nắm vững kiến thức mà còn tạo lợi thế lớn khi đi xin việc, đi thực tập hoặc nhận thêm dịch vụ kế toán.
Dưới đây là lộ trình học kế toán thực hành được thiết kế riêng cho sinh viên ngành kế toán, theo từng năm học.
🔹 Giai đoạn năm 2 – năm 3: Học song song phần mềm và nghiệp vụ thực hành
Đây là thời điểm lý tưởng để bắt đầu học thực hành, vì bạn đã có nền tảng lý thuyết cơ bản (nguyên lý kế toán, kế toán tài chính...) và chưa quá áp lực với khóa luận hay thực tập.
- Mục tiêu giai đoạn này:
- Hiểu được chu trình kế toán tại doanh nghiệp.
- Biết hạch toán các nghiệp vụ kinh tế thường gặp.
- Thành thạo một phần mềm kế toán cơ bản và Excel phục vụ cho kế toán.
Gợi ý các nội dung nên học:
- Thực hành định khoản kế toán theo từng chuyên đề: Mua hàng, bán hàng, thu – chi, tiền lương, bảo hiểm, chi phí, thuế
GTGT, thuế TNCN, công cụ dụng cụ, TSCĐ…
- Học phần mềm kế toán:
- Học cách nhập liệu vào MISA hoặc FAST (có hướng dẫn từng bước).
- Biết cách lập sổ nhật ký, sổ cái, bảng cân đối tài khoản từ phần mềm.
- Làm quen với quy trình in báo cáo, kiểm tra lỗi định khoản.
- Thành thạo Excel kế toán:
Làm quen với hàm cơ bản (IF, VLOOKUP, SUMIFS, TEXT…).
Thực hành lập bảng lương, bảng theo dõi công nợ, chi phí, báo cáo dòng tiền.
🔹 Giai đoạn cuối năm 3 hoặc năm 4: Học kế toán tổng hợp thực hành từ A–Z
Đây là giai đoạn nước rút, nơi bạn cần chuẩn bị đầy đủ kỹ năng để đi thực tập, ứng tuyển hoặc làm kế toán nội bộ tại doanh nghiệp nhỏ. Nếu trước đó bạn đã học từng phần, thì giai đoạn này là lúc cần kết nối tổng thể toàn bộ quy trình kế toán.
- Mục tiêu giai đoạn này:
- Biết xử lý toàn bộ quy trình kế toán của một doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Biết làm báo cáo thuế, báo cáo tài chính, quyết toán thuế, lưu trữ chứng từ.
- Biết xử lý tình huống kế toán thực tế: hóa đơn sai sót, chi phí không hợp lệ, thiếu chứng từ…
Gợi ý nội dung học:
- Khóa học kế toán tổng hợp thực hành:
- Học từ lập chứng từ → nhập phần mềm → lên sổ sách → làm báo cáo thuế → lập báo cáo tài chính → quyết toán thuế.
- Có giảng viên là kế toán trưởng hướng dẫn, sửa bài và hỗ trợ giải đáp.
- Làm việc trên bộ chứng từ thật, không phải lý thuyết khô khan.
- Thực hành lập tờ khai thuế trên HTKK, eTax:
- Thuế GTGT, TNCN, TNDN, báo cáo sử dụng hóa đơn.
- Nộp báo cáo thuế hàng tháng/quý trên cổng thuế điện tử.
- Thực tập/làm thêm tại doanh nghiệp nhỏ hoặc nhận dịch vụ đơn giản
IV. Tham gia khóa học kế toán tổng hợp thực hành – 100% học thực chiến cùng kế toán trưởng
Kế toán Lê Ánh là một trong số rất ít các trung tâm đào tạo được cấp phép, được biết đến là địa chỉ đào tạo kế toán tổng hợp thực hành hàng đầu tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo khóa học kế toán tổng hợp thực hành của Kế toán Lê Ánh được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm làm nghề, được gửi phản biện đến các kế toán trưởng, giám đốc tài chính đang làm nghề thực tế, các nhà quản lý, cán bộ thuế, và đã nhận được sự đánh giá cao, được nhận định là chương trình đào tạo rất thực tế, phù hợp với nhu cầu nhân sự chất lượng cao của doanh nghiệp.
100% giảng viên tham gia giảng dạy khóa học kế toán tổng hợp thực hành có trình độ chuyên môn trên 10 năm kinh nghiệm, là chuyên gia không chỉ có học vị cao mà còn có các chứng chỉ hành nghề kế toán giá trị, hiện đang đảm nhận các vị trí kế toán trưởng, giám đốc kế toán tại các doanh nghiệp lớn của VN và nước ngoài.
KẾT THÚC KHÓA HỌC, BẠN SẼ:
✔ Làm chủ các tài khoản kế toán sử dụng trong hạch toán kế toán
✔ Tự tin định khoản thành thạo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp
✔ Xử lý tốt các nghiệp vụ phần hành kế toán thực tế tại doanh nghiệp bao gồm:
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
- Kế toán các khoản trích theo lương
- Kế toán tài sản cố định, kế toán công cụ dụng cụ, kế toán chi phí trả trước
- Kế toán kho, kế toán mua hàng, kế toán sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
- Tính thuế và kê khai các sắc thuế theo quy định mới nhất
- Các nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội
- Lập, kiểm tra sai sót trên báo cáo tài chính
✔ Làm chủ các phương pháp kế toán bao gồm: Phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản, phương pháp tính giá, phương pháp tính thuế, phương pháp tổng hợp – cân đối.
✔ Cập nhật, làm chủ các văn bản pháp luật hiện hành về kế toán và thuế, bảo hiểm xã hội
✔ Tự tin lập báo cáo kế toán tối ưu lợi ích doanh nghiệp đi theo quy định mới nhất, bao gồm bảng cân đối số phát sinh, báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BCTC), các báo cáo quản trị, báo cáo thuế, báo cáo nộp Bảo hiểm.
✔ Có được phương pháp đọc và phân tích BCTC dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện
>>> Tham gia: KHÓA HỌC KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỰC HÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
------------------------------
Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán, khóa học kế toán tổng hợp, khóa học kế toán thuế cho người mới bắt đầu, khóa học kế toán quản trị, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích tài chính doanh nghiệp, khóa học chứng chỉ kế toán trưởng, khóa học kế toán cho chủ doanh nghiệp... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.
Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán online/offline của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh
Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học hành chính nhân sự online/offline, khóa học xuất nhập khẩu TPHCM, Hà Nội, online chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM