Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VNĐ) theo thông tư 133/2016/TT-BTC
Kiểm kê quỹ là công việc thường xuyên và vô cùng quan trọng khi làm công việc kế toán. Vì vậy, Kế toán Lê Ánh sẽ lưu ý những điều quan trọng khi viết bản kiểm kê quỹ, và tải lên Bảng mẫu kiểm kê quỹ (dùng cho VNĐ) theo thông tư 133/2016/TT-BTC để các bạn đang làm việc tại doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham khảo.
>>>>> Xem thêm: Mẫu Bảng kê vàng bạc, kim khí quý, đá quý theo thông tư 133/2016/TT-BTC
1. Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VNĐ) theo thông tư 133/2016/TT-BTC
Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VNĐ) theo thông tư 133/2016/TT-BTC nhằm xác nhận tiền bằng VNĐ tồn quỹ thực tế và số thừa, thiếu so với sổ quỹ trên cơ sở đó tăng cường quản lý quỹ và làm cơ sở qui trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch.
Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VNĐ) theo thông tư 133/2016/TT-BTC
Tải về Mẫu Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VNĐ) theo thông tư 133/2016/TT-BTC - DOWNLOAD
2. Lưu ý khi viết Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VNĐ) theo thông tư 133/2016/TT-BTC
Góc trên bên trái của Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt phải ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu), bộ phận.
Việc kiểm kê quỹ được tiến hành định kỳ vào cuối tháng, cuối quí, cuối năm hoặc khi cần thiết có thể kiểm kê đột xuất hoặc khi bàn giao quỹ. Khi tiến hành kiểm kê phải lập Ban kiểm kê, trong đó, thủ quỹ và kế toán tiền mặt hoặc kế toán thanh toán là các thành viên. Biên bản kiểm kê quỹ phải ghi rõ số hiệu chứng từ và thời điểm kiểm kê (....giờ ....ngày ....tháng ....năm ....). Trước khi kiểm kê quỹ, thủ quỹ phải ghi sổ quỹ tất cả các phiếu thu, phiếu chi và tính số dư tồn quỹ đến thời điểm kiểm kê.
- Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê riêng từng loại tiền có trong quỹ.
- Dòng “Số dư theo sổ quỹ”: Căn cứ vào số tồn quỹ trên sổ quỹ tại ngày, giờ cộng sổ kiểm kê quỹ để ghi vào cột 2.
- Dòng “Số kiểm kê thực tế”: Căn cứ vào số kiểm kê thực tế để ghi theo từng loại tiền vào cột 1 và tính ra tổng số tiền để ghi vào cột 2.
- Dòng chênh lệch: Ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu giữa số dư theo sổ quỹ với số kiểm kê thực tế.
Trên Bảng kiểm kê quỹ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu quỹ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Bảng kiểm kê quỹ phải có chữ ký của thủ quỹ, Trưởng ban kiểm kê và kế toán trưởng. Mọi khoản chênh lệch quỹ đều phải báo cáo giám đốc doanh nghiệp xem xét giải quyết.
Bảng kiểm kê quỹ do ban kiểm kê quỹ lập thành 2 bản:
- 1 bản lưu ở thủ quỹ.
- 1 bản lưu ở kế toán quỹ tiền mặt hoặc kế toán thanh toán.
Vậy là ta đã tìm hiểu mẫu biển bản kiểm kê quỹ theo thông tư 133 được nhiều doanh nghiệp sử dụng rồi, cảm ơn các bạn đã theo dõi!
>>>> Bài viết để bạn tham khảo: Mẫu Biên lai thu tiền theo thông tư 133/2016/TT-BTC
Kế toán Lê Ánh - nơi tổ chức đào tạo các khóa học kế toán thực tế chuyên nghiệp, với giảng viên đứng lớp 100% là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, hiện đang là kế toán trưởng, giám đốc tài chính, nghiệp vụ XNK tại các doanh nghiệp lớn rất sẵn lòng giải đáp những thắc mắc cho bạn nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình học và làm kế toán.
Đặc biệt, bạn có thể tham gia lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại Hà Nội hoặc lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại tp HCM để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ các chuyên gia, kế toán trưởng tại Kế toán Lê Ánh.
Ngoài mảng đào tạo kế toán, Trung tâm Lê Ánh có đào tạo các khóa học xuất nhập khẩu thực tế, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!