Hướng dẫn cách xác định lương đóng bảo hiểm của người lao động năm 2016

Hướng dẫn cách xác định lương đóng bảo hiểm của người lao động năm 2016

Từ ngày 01/01/2016,  thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH  chính thức có hiệu lực đã thay đổi một số điều về mức lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Kế toán Thuế, kế toán tổng hợp cần nắm vững những quy định này để tính lương và hạch toán cho chính xác. Đội ngũ giảng viên tại lớp học kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách xác định lương đóng bảo hiểm của người lao động theo quy định mới nhất. 

Điều 4 thông tư 47/2015/TT-BLĐTNXH đã quy định lương đóng bảo hiểm của người lao động bao gồm: lương chính và một số khoản phụ cấp có tính chất bù đắp về điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, tính chất phức tạp của công việc, mức độ thu hút lao động như phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại, phụ cấp thâm niên, lưu động.... Bài viết dưới đây sẽ phân tích rõ hơn các khoản có tính chất lương phải đóng bảo hiểm.

1. Các khoản có tính chất lương mà người lao động được nhận trong tháng

Tổng thu nhập của người lao động được doanh nghiệp chi trả trong tháng bao gồm các khoản chính sau:

  • Tiền lương thực tế
  • Các khoản phụ cấp theo lương: phụ cấp ăn ca, điện thoại, xăng xe.....
  • Tiền thưởng: thưởng sáng kiến ....
  • Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác: hỗ trợ sinh nhật, tham quan nghỉ mát....
vay-tien

Ví dụ: Công ty Kế toán Lê Ánh có hợp đồng với nhân viên Nguyễn Thu Trang . Hàng tháng, nếu chị Trang đi làm đủ được nhận lương cơ bản là 5 triệu đồng. Ngoài ra, Công ty hỗ trợ tiền ăn trưa mỗi ngày đi làm là 30.000đ/ngày; hỗ trợ chi phí điện thoại 300.000đ/tháng.

Như vậy, tổng thu nhập mà chị Trang nhận được trong tháng là:  5.000.000 + 30.000 x 26 +300.000 = 6.080.000 (đồng)

2. Các khoản có tính chất lương phải đóng bảo hiểm:

a. Lương chính hay lương cơ bản:

Tiền lương người lao động nhận được theo thời gian lao động hoặc theo sản phẩm được ghi rõ trong hợp đồng lao động hoặc bản mô tả công việc.

Mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiếu vùng, đối với lao động thử việc thì phải nhận được tối thiểu 85% lương chính thức.

Lưu ý:

  • Mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội: không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng là:

Vùng 1

3.500.000 đồng/tháng

Vùng 2

3.100.000 đồng/tháng

Vùng 3

2.700.000 đồng/tháng

Vùng 4

2.400.000 đồng/tháng

 

  • Mức lương cao nhất đóng bảo hiểm xã hội: không cao quá 20 lần mức lương cơ sở. (Từ ngày 01/05/2016, mức lương cơ sở là 1.210.000đ/tháng)

b. Phụ cấp:

Các khoản phụ cấp có tính chất bù đắp về điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, tính chất phức tạp của công việc, mức độ thu hút lao đông, bao gồm:

  • Phụ cấp chức vụ, chức danh
  • Phụ cấp trách nhiệm
  • Phụ cấp độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc
  • Phụ cấp thâm niên
  • Phụ cấp khu vực
  • Phụ cấp lưu động
  • Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

Ví dụ: Sang tháng 5/2016, chị Trang được bổ nhiệm làm trưởng phòng kinh doanh của Công ty, nhận phụ cấp chức vụ trưởng phòng là 0.4

Tổng thu nhập của chị Trang tháng 5 là: 6.080.000 + 5.000.000 x 0.4 = 8.080.000 (đồng)

Trong đó, chị Trang phải đóng bảo hiểm trên số tiền là: 5.000.000 + 5.000.000 x 0.4 = 7.000.000 (đồng) (Tức là chị Trang chỉ phải đóng bảo hiểm trên phần lương chính và phụ cấp chức vụ)

3. Các khoản thu nhập của người lao động không phải đóng bảo hiểm:

a. Các khoản phụ cấp khác như:

  • Phụ cấp ăn ca
  • Phụ cấp xăng xe, đi lại
  • Phụ cấp điện thoại
  • Phụ cấp nhà ở
  • Phụ cấp giữ trẻ, nuôi con nhỏ

Ví dụ: Trong ví dụ ở phần 1, Chị Trang được trợ cấp ăn trưa 780.000đ/tháng, trợ cấp điện thoại 300.000đ/tháng. Hai khoản trợ cấp này chị Trang không được tính khi đóng bảo hiểm xã hội.

b. Tiền thưởng:

  • Thưởng sáng kiến
  • Thưởng do kết quả làm việc tốt được quy định và công bố công khai tại nơi làm việc

Ví dụ: Ngày 01/06/2016, Kế toán Lê Ánh tổng kết số khóa học đã kết thúc trong tháng 5, lớp học K29 đã nhận được 100% phản hồi tích cực của học viên nên Công ty đã thưởng cho Giảng viên của lớp học K29 số tiền 500.000 đồng. Khoản tiền thưởng này Công ty không được tính khi đóng bảo hiểm cho Giảng viên.

c. Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác:

  • Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người thân kết hôn
  • Sinh nhật của người lao động,
  • Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  • Các khoản trợ cấp khác.

>> Quy định về mức đóng BHXH mới nhất năm 2016

Kế toán Lê Ánh chúc Bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

 

Một số từ khóa liên quan:

mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội

trích lương đóng bảo hiểm

bảng lương đóng bảo hiểm

mức lương đóng bảo hiểm năm 2015

mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

mức đóng bảo hiểm y tế

mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2012

mức đóng bảo hiểm xã hội 2011