Hướng dẫn xử lý TSCĐ và CCDC sau quyết toán thuế

Tài sản cố định và công cụ dụng cụ sau khi quyết toán thuế sẽ được xử lý như thế nào. Bạn đọc quan tâm tham khảo ngay bà viết hướng dẫn xử lý TSCĐ và CCDC sau quyết toán thuế do kế toán trưởng tại lớp học kế toán tổng hợp thực hành của trung tâm Lê Ánh trình bày tại đây nhé. 

cong-cu-dung-cu

>>>Xem thêm: Cách làm sổ sách khi cơ quan thuế đến kiểm tra

I. Các quy định về hạch toán TSCĐ và CCDC sau khi quyết toán thuế

Doanh nghiệp mua tài sản cố định và công cụ dụng cụ nhưng trường hợp không may mắn gặp phải doanh nghiệp bỏ trốn. Trong trường hợp này khi quyết toán thuế có bị loại chi phs tính thuế GTGT hay không. Nếu gặp phải trường hợp này thì sẽ hạch toán TSCĐ và CCDC sau quyết toán thuế  như thế nào

  • Quy định về thuế TNDN cụ thể tại điều 6 TT78/2014/TT-BTC do Bộ tìa chính ban hành ngày 18/6/2014 hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.
  • Quy định về những khoản không được trừ đã quy định cụ thể tại  điểm 4 TT 96/2015/ TT-BTC quy định về sửa đổi và bổ sụng thê 2.31 Khoản 2 Điều 6 của TT 78/2014/TT-BTC ban hành
  • Quy định cụ thể tại điều 14 và 15 của TT 219/2013/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 31/12/2013 về  thi hành Luật Thuế GTGT
  • Các bạn có thể tham khảo thêm tại điều 3 TT 45/2013/TT-BTC ngày 25/ 04/2013 do Bộ tài chính hướng dẫn TSC.

Quy định cụ thể về thuế TNDN

+ Về Thuế TNDN: hướng dẫn hạch toán chi phí cong cụ dụng cụ và tài sản cô định có đáp ứng được theo hồ sơ chứng từ, phục vụ sản xuất kinh doanh tính cụ thể vào chi phí được trừ, phân bổ đúng vào thời gian quy định cụ thể tại điều 3, của TT45/2013/TT-BCT và những phương pháp trích khấu hao TSCĐ, CCDC hướng dẫn chi tiết cụ thể tại mục 1, TT 45/2013/TT-BCT

Hồ sơ quyết toán TSCĐ và CCDC sau quyết toán thuế gồm các chứng từ sau:

– Hợp đồng, thanh lý và biên bản giao nhận, bảo hành

– Hóa đơn , chứng từ thanh toán ( với hợp đồn thanh toán từ 20.000.000 đồng sẽ không dùng tiền mặt.

– Quyết định sử dụng phòng ban

– Bảng phân bổ

– Kê khai và khấu trừ,lên sổ sách  và những chứng từ liên quan khác

tscd-va-ccdc

Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn của công ty ma sẽ phải hạch toán TSCĐ và CCDC sau quyết toán thuế như thế nào 

II. Hướng dẫn hạch toán sử lý TSCĐ và CDCD sau quyết toán thuế

Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ sau khi quyết toán thuế không được quá 36 tháng.

Dựa vào căn cứ tại các thông tư TT133/2016/TT-BTC về chế độ kế toán sẽ hướng dẫn cụ thể chế độ kê toán với doanh nghiệp vừa và nhỏ được Bộ tài chính Ban hành 26/8/2016 thay QĐ48/2006/QĐ-BTCdo Bộ Tài Chính Ban hành về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

TT200/2014/_BTC hướng dẫn và thay thế cho quyết định 15/2006/QĐ-BTC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH

Hạch toán TK mua vào:

*Quỹ kho

Nợ TK 153

Nợ TK 1331

  Có TK 111,112,331

Trường hợp doanh nghiệp xuất kết chuyển tài sản cố định:

Nợ TK 242 

   Có TK 153

Nếu doanh nghiệp mua về sử dụng luôn hạch toán như sau:

Nợ TK 242

Nợ TK 1331

   Có TK 111,112,331

Doanh nghiệp phân bổ tài sản cố định trong các trường hợp tính theo nguyên giá như sau:

Nợ TK 6423,627,641

      Có TK 242=(Nguyên giá)/ số tháng sử dụng

Các quy định về  xử lý TSCĐ, CCDC sau quyết định thanh kiểm tra thuế tại doanh  nghiệp

Trường hợp trong năm quyết toán TSCĐ và CCSDC doanh nghiệp quyết toán thuế được cơ quan thuê Xuất hóa đơn đểm ua tscđ, ccdc do đã xác định mua phải của doanh nghiệp bỏ trốn thì kế toán sẽ hạch toán như sau:

Để bạn đọc hiểu rõ hơn kế toán Lê Ánh có ví dụ cụ thể như sau:

– Năm 2016:  Tháng 5 năm 2016 Doanh nghiệp mua thiết bị về sinh trị giá 16.000.000 đồng và 1.600.000 tính thuế GTGT. Tổng là 17.600.000 đồng thanh toán bằng tiền mặt

Kế toán sẽ hạch toán

Nợ TK 153=16.000.000

Nợ TK 1331=1.600.000

   Có TK 111,112,331=17.600.000

Xuất kết chuyển :

Nợ TK 242

    Có TK 153=16.000.000

Thực hiện bút toán phân bổ:

Nợ TK 6423, 627, 641

     Có TK 242=16.000.000/ 10 tháng =1.600.000 đ/tháng

Đến tháng 7/2016 nhận quyết định quyết toán thuế và có quyết  định xử lý cuối cùng

– Doanh nghiệp bị truy thu thuế   GTGT ccdc, tscđ của hóa đơn thuộc doanh nghiệp bỏ trốn:  Nợ TK 4211/ Có TK 33311= 1.600.000đ

– Xuất toán chi phí quản lý đã đưa vào phân bổ năm 2016 = 3 tháng(10+11+12) x 1.600.000=4.800.000 đ

– Truy thu thuế TNDN là: Nợ TK 4211/ Có TK 3334: 4.800.000x20%=960.000đ

– Phạt kê khai sai 20%:

 Nợ TK 4211

     Có TK 3339:  (1.600.000+960.000)x20%= 512. 000  đ

– Phạt chậm nộp 0.05%/ ngày: Nợ TK 811/ Có TK 3339:  (1.600.000đ+960.000đ) x 0.05%x60 = 7.680.000 đồng 

Tiếp theo doanh nghiệp sẽ phải trích phân bổ chi phí theo luật kế toán áp dụng với những tháng còn lại.

Nợ TK 6423,627,641/ Có TK 242=1.600.000x7 tháng =11.200.000 đ

=> Lưu ý khi quyết toán TSCĐ và CCDC sau khi quyêt toán sẽ không được tính là chi phí hợp lý mà chỉ tính là Chỉ là chi phí kế toán. Không được xem là chi phí thuế nhưng vẫn phân bổ lên ngân sách như bình thường. 

Trên đây là hướng dẫn xử lý TSCĐ và CCDC sau quyết toán thuế. Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ kế toán trưởng dạy tại khóa học kế toán tổng hợp thực hành của trung tâm kế toán Lê Ánh

Xem thêm bài viết: Hướng dẫn cách kê khai thuế qua mạng mới nhất

Các bạn quan tâm thêm những bài viết khác về hạch toán TSCĐ, CCDC sau khi quyết toán thuế tham khảo chi tiết tại Website: Ketoanleanh.edu.vn hoặc tham gia khóa học kế toán thuế chuyên sâu tại Lê Ánh để được đội ngũ kế toán trưởng hướng dẫn và giải đáp thắc mắc.

Ngoài chương trình đào tạo kế toán, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng  đọc thêm bài viết: Khóa học xuất nhập khẩu thực tế

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!