Các khái niệm kế toán cơ bản

Các khái niệm kế toán cơ bản được thống nhất giữa hoạt động của các đơn vị kế toán trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm chỉ đạo, quản lý các hoạt động kế toán. 

tai-khoan-421

>>> Xem thêm: Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận

Các khái niệm kế toán được xây dựng:

1. Đơn vị kế toán

Là những thực thể kinh doanh có nhu cầu ghi chép, phản ánh và lập các báo cáo kế toán. Các đơn vị sau được coi là đơn vị kế toán:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

- Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

- Hợp tác xã.

- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.    học xuất nhập khẩu ở đâu

 2. Thước đo tiền tệ

Tiền tệ là đơn vị cơ bản nhất kế toán sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tại đơn vị kế toán, nói cách khác kế toán chỉ phản ánh những hoạt động của đơn vị có khả năng quy đổi về tiền. Thước đo tiền tệ được coi là thước đo khái quát nhất và tổng quát nhất khi kế toán sử dụng để phản ánh. 

3. Kỳ kế toán

Là một khoảng thời gian được tính từ thời điểm đơn vị mở sổ để ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế đến thời điểm khóa sổ để lập các báo cáo kế toán. Kỳ kế toán có các loại: kỳ kế toán tháng, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán năm (niên độ kế toán). Kỳ kế toán giúp người sử dụng thông tin kế toán có thể so sánh, phân tích thông tin ở những khoảng thời gian khác nhau.

4. Nghiệp vụ kinh tế

Là những hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán.

5. Chứng từ kế toán

Là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. (Theo Luật Kế toán).

6. Tài liệu kế toán

Là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán.

7. Chế độ kế toán

mua-hang-khong-co-hoa-don

Là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán uỷ quyền ban hành.

8. Kiểm tra kế toán

Là xem xét, đối soát dựa trên những chứng từ kế toán số liệu ở sổ sách, báo biểu kế toán và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính đúng đắn của việc tính toán, ghi chép, phản ánh tính hợp lý của các phương pháp kế toán được áp dụng.

9. Hình thức kế toán

Bao gồm số lượng sổ kế toán, kết cấu các loại sổ, mẫu sổ và mối liên hệ giữa các sổ kế toán để ghi chép, hệ thống hóa và tổng hợp số liệu từ các chứng từ ban đầu, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho việc lập các báo cáo kế toán theo trình tự và phương pháp nhất định.

10. Chuẩn mực kế toán

là những quy định do tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu và ban hành để làm cơ sở cho việc lập và giải thích các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính.

11. Phương pháp kế toán

Kế toán có những phương pháp riêng thích hợp với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu là tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự tuần hoàn của tài sản trong các giai đoạn sản xuất kinh doanh.

KẾ TOÁN LÊ ÁNH 

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán tổng hợp và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)