Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc từ ngày 1/1/2018

 
Đối tương tham gia BHXH là gì? Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2016, từ 1/1/2018 sẽ có thêm một số đối tượng lao động được đóng BHXH bắt buộc. 
 
>>>> Xem thêm: Quy trình đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội lần đầu

Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc từ ngày 1/1/2018

Cụ thể, từ ngày 1/1/2018, người làm việc theo Hợp đồng lao động (HĐLĐ), Hợp đồng làm việc (HĐLV) có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng thuộc đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN).

Cũng từ 1/1/2018, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc.

Đối với người lao động giao kết từ 2 HĐLĐ trở lên với nhiều người sử dụng lao động thì: Đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên; đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất; đóng bảo hiểm TNLĐ-BNN theo từng HĐLĐ.

bao-hiem-xa-hoi

Cụ thể, từ ngày 1/1/2018, người làm việc theo Hợp đồng lao động (HĐLĐ), Hợp đồng làm việc (HĐLV) có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng thuộc đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN).

Về mức đóng: Từ ngày 1/6/2017, tỷ lệ đóng vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN bằng 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động. Như vậy, tổng cộng tỷ lệ mà đơn vị sử dụng lao động đóng vào Quỹ BHXH (ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí, tử tuất) là 17,5% (giảm 0,5% so với trước đây).

Về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN: Theo quy định của Luật, đối với chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương, phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động; từ ngày 1/1/2018 là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong HĐLĐ.

Mức lương, phụ cấp lương các khoản bổ sung khác ghi trong HĐLĐ theo quy định tại Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều 14 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

Trên đây là những đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và những đối tượng không phải tham gia bhxh bắt buộc. Mong rằng bài viết mang lại giá trị cho người lao động khi tìm hiểu quyền lợi của mình

Xem thêm: Hợp đồng thử việc có phải đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Kế toán Lê Ánh - nơi tổ chức đào tạo các khóa học kế toán thực tế chuyên nghiệp, với giảng viên đứng lớp 100% là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, hiện đang là kế toán trưởng, giám đốc tài chính, nghiệp vụ XNK tại các doanh nghiệp lớn rất sẵn lòng giải đáp những thắc mắc cho bạn nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình học và làm kế toán.

Đặc biệt, bạn có thể tham gia lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại Hà Nội hoặc lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại tp HCM để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ các chuyên gia, kế toán trưởng tại Kế toán Lê Ánh.

Ngoài lĩnh vực kế toán, Trung tâm Lê Ánh có đào tạo các khóa học xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!