Hạch toán tiền thai sản 2016
Hạch toán tiền thai sản chi trả cho người lao động cần đòi hỏi chính xác. Các kế toán trưởng tại lớp học kế toán thực hành tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết cách hạch toán tiền thai sản 2016 theo trình tự thời gian như sau.
>>> Xem thêm: Cách tính trợ cấp thai sản 2016

1. Chế độ thai sản là gì?
Chế độ thai sản là Chế độ bảo đảm vật chất cho người lao động nữ khi có thai và sinh đẻ. Người lao động nữ có thai, sinh con thứ nhất, thứ hai được nghỉ việc và hưởng trợ cấp thai sản như sau: được nghỉ việc để đi khám thai 3 lần, mỗi lần một ngày, trường hợp sẩy thai được nghỉ việc 20 ngày nếu thai dưới 3 tháng, hoặc 30 ngày nếu thai từ 3 tháng trở lên; được nghỉ việc trước và sau khi sinh con từ 4 đến 6 tháng tùy theo điều kiện lao động, nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai, cứ mỗi con thì người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày. Mức trợ cấp thai sản trong thời gian nghỉ được tính bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ. Ngoài ra khi sinh con được trợ cấp một lần bằng một tháng lương theo mức lương đóng bảo hiểm xã hội.
Với lao động nữ, theo điểm a, điểm c Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi sinh con (trong trường hợp thông thường) được quy định như sau:
– Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
– Người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng, mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Điều 12 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.
– Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Bước 1: Trong quá trình trước và trong khi mang thai, người lao động và doanh nghiệp đóng Bảo hiểm xã hội và các khoản trích theo lương khác cho người lao động. Đây là cơ sở để người lao động được hưởng trợ cấp thai sản.
Do đó, kế toán hạch toán:
Nợ các TK 622, 623,627, 641, 642 (Doanh nghiệp đóng)
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (Người lao động đóng
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386).
Bước 2: Khi tính số tiền phải nộp xong, doanh nghiệp tiến hành nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386)
Có các TK 111, 112
Bước 3: Khi người lao động bị ốm đau, tai nạn hoặc đến thời kỳ thai sản, doanh nghiệp phải tính khoản tiền BHXH mà người lao động được hưởng.
Nợ TK 3383 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 3341 – Phải trả người lao động.
Bước 4: Hạch toán khi doanh nghiệp nhận được tiền của BHXH chi trả.
Nợ TK 111, 112: Số tiền bên BHXH chi trả cho người lao động.
Có TK 3383: Số tiền được BHXH chỉ trả
Bước 5: Doanh nghiệp tiến hành chi trả tiền trợ cấp cho công nhân viên.
Nợ TK 334. Số tiền BHXH mà người lao động được nhận
Có TK 111, 112…
Hạch toán trợ cấp thai sản đúng sẽ đem lại hiệu quả nếu doanh nghiệp tổ chức bộ hồ sơ hoàn chỉnh. Để làm tốt công tác xây dựng hồ sơ, chứng từ hiệu quả.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn lập hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản.
Tags: Bhxh chuyển tiền thai sản, hạch toán tiền thai sản trên misa, hạch toán trả trợ cấp thai sản, tiền thai sản hạch toán thế nào, hach toan tiền thai sản, cách định khoản trợ cấp thai sản, tiền trợ cấp ốm đau thai sản, hạch toán tiền bảo hiểm
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
Bên cạnh các khoá học kế toán, trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khoá học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu và các khoá học chuyên sâu tại Hà Nội và TPHCM, nếu bạn quan tâm, vui lòng truy cập website: www.ketoanleanh.vn để biết thêm thông tin chi tiết.
Đánh giá: