Lập báo cáo kế toán và phân tích thông tin kế toán

Lập, trình bày hệ thống báo cáo kế toán là một trong những nội dung quan trọng của tổ chức hệ thống báo cáo kế toán nói riêng và tổ chức công tác kế toán nói chung của đơn vị.

>>> Xem thêm: Nội dung tổ chức công tác kế toán (Phần 5)

Việc lập báo cáo kế toán về mặt bản chất là việc tổ chức cung cấp thông tin kế toán để đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin cho các đối tượng cần sử dụng thông tin.

 

mua-hang-khong-co-hoa-don

Các công việc của kế toán trước khi lập báo cáo kế toán

Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng sử dụng thì trước khi lập báo cáo kế toán, kế toán đơn vị cần thực hiện các công việc cụ thể sau:

  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ kế toán.
  • Thu nhận đầy đủ các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành đến thời điểm lập báo cáo kế toán và ghi chép, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ đó vào chứng từ, sổ kế toán.
  • Kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép ở các tài khoản cấp I và ở các tài khoản chi tiết (lập Bảng cân đối tài khoản và các Bảng chi tiết số phát sinh).
  • Kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp.
  • Tiến hành phân bổ các loại chi phí để tính giá các đối tượng cần tính giá, xác định đúng đắn kết quả của các hoạt động kinh doanh, đảm bảo các nguyên tắc kế toán nói chung cũng như đáp ứng yêu cầu quản trị trong nội bộ đơn vị..
  • Đôn đốc và giám sát việc thực hiện kiểm kê định kỳ đối với các tài sản có thể kiểm kê được và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán trước khi khóa sổ nhằm đảm bảo tính thực tế của số liệu báo cáo.

Phương pháp phân tích thông tin kế toán

lap-bao-cao-ke-toan-va-phan-tich-thong-tin-ke-toan-1

Bên cạnh việc tổ chức xây dựng hệ thống báo cáo kế toán của đơn vị và tổ chức lập báo cáo kế toán của đơn vị, để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng, tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp cần phải thực hiện việc phân tích thông tin kế toán. Để phân tích thông tin của kế toán, đơn vị có thể lựa chọn các phương pháp phân tích phù hợp. Thực tế, các đơn vị thường sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

Phương pháp so sánh

So sánh các thông tin kế toán giữa thực tế với kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp; so sánh thông tin kế toán thực tế giữa các thời điểm hay giữa các thời kỳ với nhau để đánh giá sự biến động cũng như khả năng, xu hướng phát triển của doanh nghiệp; so sánh các thông tin kế toán giữa các phương án sản xuất kinh doanh khác nhau để các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định kinh doanh cho phù hợp; 

Phương pháp phân tích nhân tố

Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp và phân tích các nhân tố  cụ thể tác động vào chỉ tiêu tổng hợp để tìm ra mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đên đến chỉ tiêu tổng hợp, từ đó giúp cho đối tượng sử dụng thông tin có thể xem xét ra các quyết định phù hợp. Phương pháp này thường được sử dụng để phân tích thông tin của kế toán quản trị, phục vụ yêu cầu quản trị trong nội bộ doanh nghiệp.

Các phương pháp khác như phương pháp cân đối, phương pháp phân tích chi tiết,…

Trên đây, Kế toán Lê Ánh vừa chia sẻ cho bạn bài viết lập báo cáo kế toán và phân tích thông tin kế toán. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Xem thêm bài viết: Tổ chức bộ máy kế toán

Nếu như bạn muốn theo học kế toán thì có thể liên hệ:

KẾ TOÁN LÊ ÁNH 

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)

Hiện tại trung tâm Lê Ánh có đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, nếu bạn quan tâm đến các khoá học này, vui lòng truy cập địa chỉ web: https://ketoanleanh.edu.vn/

Bài viết liên quan