Phân Biệt Cách Tính Thuế Doanh Nghiệp Và Hộ Kinh Doanh. So Sánh Ưu Và Nhược Điểm
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc hiểu rõ về các phương thức tính thuế và các ưu, nhược điểm của từng loại hình kinh doanh là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Hai mô hình này, tuy đều có mục đích tạo ra lợi nhuận, nhưng lại có những đặc điểm và cách thức tính thuế khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và lợi ích của người tham gia.Bài viết này nhằm mục đích Phân biệt cách tính thuế giữa doanh nghiệp và hộ kinh doanh, đồng thời so sánh những ưu và nhược điểm của mỗi loại hình. Qua đó, Kế toán Lê Ánh hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn tổng quan, giúp bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất với tình hình và mục tiêu kinh doanh của mình.
Mục lục
I. Khái niệm Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp là một loại hình kinh doanh được thành lập bởi một hoặc nhiều cá nhân góp vốn, có tư cách pháp nhân (ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân) và hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước.
Cụ thể:
- Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp
- Con dấu của doanh nghiệp là đại diện pháp lý của doanh nghiệp
- Tất cả các giao dịch của doanh nghiệp chỉ được công nhận khi có chữ ký của người đại diện pháp luật và con dấu tròn của doanh nghiệp
2. Hộ kinh doanh là gì?
Hộ kinh doanh (HKD) là một mô hình kinh doanh được đăng ký bởi một cá nhân hoặc các thành viên trong một gia đình, trong đó họ chịu trách nhiệm các hoạt động kinh doanh bằng toàn bộ tài sản của mình và tuân thủ theo quy định của nhà nước.
Lưu ý:
- Nếu các thành viên trong gia đình cùng đăng ký thành lập hộ kinh doanh, cần ủy quyền cho một người làm đại diện
- Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh hoặc người được các thành viên gia đình ủy quyền làm đại diện sẽ là chủ hộ kinh doanh
II. Cách tính thuế Doanh nghiệp và thuế khoán Hộ kinh doanh
1. Cách tính thuế doanh nghiệp
Các loại thuế cơ bản doanh nghiệp phải nộp hiện nay bao gồm:
- Thuế môn bài (lệ phí môn bài)
- Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN)
- Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN)
a. Thuế môn bài
Thuế môn bài của doanh nghiệp sẽ được đóng theo vốn điều lệ đã đăng ký khi thành lập công ty. Theo đó, tùy vào mức vốn mà doanh nghiệp tự xác định số tiền thuế môn bài cần phải đóng cho mỗi năm.
Cụ thể:
Vốn điều lệ/vốn góp kinh doanh của doanh nghiệp |
Mức lệ phí môn bài cần nộp |
Vốn điều lệ/vốn góp kinh doanh của doanh nghiệp từ 10 tỷ đồng trở xuống. |
2.000.000 đồng/năm |
Vốn điều lệ/vốn góp kinh doanh của doanh nghiệp trên 10 tỷ đồng. |
3.000.000 đồng/năm |
b. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
- Trường hợp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu:
Công thức tính thuế GTGT phải nộp
Tiền thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Dưới đây là thông tin về thuế suất thuế GTGT áp dụng cho ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp khi kê khai theo phương pháp trực tiếp
STT |
Danh mục áp dụng cho ngành nghề kinh doanh |
Tỷ lệ % áp dụng tính thuế GTGT |
1 |
Kinh doanh phân phối và cung cấp hàng hóa. |
1% |
2 |
Kinh doanh dịch vụ, xây dựng chưa bao thầu nguyên vật liệu. |
5% |
3 |
Kinh doanh sản xuất, vận tải, các dịch vụ bao gồm hàng hóa, xây dựng đã bao gồm bao thầu nguyên vật liệu. |
3% |
4 |
Các hoạt động kinh doanh khác. |
2% |
- Trường hợp áp dụng phương pháp khấu trừ
Công thức tính thuế GTGT phải nộp
Tiền thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra x Thuế GTGT đầu vào (được khấu trừ)
c. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Trong năm, doanh nghiệp có phát sinh thu nhập thì thuế TNDN sẽ được tính trên khoản lợi nhuận sau khi đã trừ các chi phí phát sinh trong năm.
Cụ thể như sau:
Tiền thuế TNDN phải nộp = Lợi nhuận x Thuế suất
Trong đó, lợi nhuận (phần thu nhập tính thuế TNDN) được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế TNDN = Doanh thu kinh doanh - Giá vốn kinh doanh - Chi phí kinh doanh.
d. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Là loại thuế mà doanh nghiệp cần nộp thay cho người lao động khi họ làm việc tại công ty và có phát sinh thuế phải nộp.
Công thức tính thuế TNCN trong trường hợp này:
Tiền thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất
Trong đó:
Thu nhập tính thuế TNCN = Tổng thu nhập - Các khoản giảm trừ - Bảo hiểm bắt buộc
Các khoản giảm trừ và bảo hiểm bắt buộc của cá nhân thường bao gồm:Giảm trừ gia cảnh bản thân và người phụ thuộc:
- Bản thân: 11 triệu đồng/người/tháng;
- Người phụ thuộc: 4.4 triệu đồng/người/tháng.
- Bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.
Hộ kinh doanh có doanh thu trong năm dương lịch từ hoạt động sản xuất kinh doanh ít hơn hoặc bằng 100 triệu đồng sẽ được miễn nộp thuế môn bài, thuế GTGT và thuế TNCN.
Ngược lại, hộ kinh doanh có doanh thu trong năm dương lịch từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều hơn 100 triệu đồng thì bắt buộc phải nộp đủ 3 loại thuế: lệ phí môn bài, thuế GTGT và thuế TNCN.
>>> Tham khảo: Khóa học Kế toán Hộ kinh doanh cá thể
2. Cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh
a. Thuế môn bài của hộ kinh doanh
Mức thuế môn bài phải nộp trong một năm của HKD được xác định căn cứ vào doanh thu mỗi năm của hộ.
Cụ thể:
Doanh thu mỗi năm |
Mức thuế môn bài một năm |
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm |
1.000.000 đồng/năm |
Doanh thu trên 300 triệu đồng/năm |
500.000 đồng/năm |
Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu đồng/năm |
300.000 đồng/năm |
b. Thuế GTGT và TNCN của hộ kinh doanh
Dưới đây là công thức xác định thuế GTGT và thuế TNCN hộ kinh doanh phải nộp:
Tiền thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % GTGT
Tiền thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ % TNCN
Bạn có thể tra cứu thông tin chi tiết tại Phụ lục I Thông tư 40/2021/TT-BTC. Tùy thuộc nhóm ngành nghề hoạt động kinh doanh cụ thể của hộ kinh doanh là gì mà quy định về tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN sẽ khác nhau
III. Ưu, nhược điểm của mô hình Doanh nghiệp và Hộ kinh doanh
1. Ưu và nhược điểm của mô hình Doanh nghiệp
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Có tư cách pháp nhân để tách biệt tài sản của Công ty và tài sản của nhà đầu tư (nhà đầu tư không phải trả nợ thay Công ty khi Công ty thua lỗ). |
Thủ tục thành lập công ty phức tạp và tốn kém; Phải lập sổ sách kế toán và báo cáo thuế hàng tháng hoặc hàng quý |
Việc sản xuất kinh doanh bài bản, quy củ. Có cơ cấu tổ chức và hoạt động cụ thể. Có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch. |
Thường phải đáp ứng các điều kiện lao động, về bảo hiểm xã hội cho người lao động chặt chẽ và đầy đủ hơn so với loại hình Hộ kinh doanh. |
Không giới hạn số lượng lao động được quyền sử dụng trực tiếp |
Chế kế toán phức tạp và mức thuế phải đóng cao hơn hộ kinh doanh cá thể |
Không giới hạn quy mô, vốn và địa điểm kinh doanh (được mở thêm các chi nhánh, các địa điểm kinh doanh tại các địa chỉ khác nhau) |
|
Không bị giới hạn về số lượng ngành nghề đăng ký kinh doanh và được xuất hóa đơn cho tất cả ngành nghề đã đăng ký kinh doanh |
>>> Xem thêm: Khóa học Kế toán tổng hợp thực hành
2. Ưu và nhược điểm của mô hình Hộ kinh doanh
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Thủ tục, chi phí thành lập và vận hành đơn giản, tiết kiệm. |
Không có tư cách pháp nhân, chủ hộ kinh doanh phải dùng tài sản của mình để trả nợ nếu Hộ kinh doanh thua lỗ. |
Chế độ kế toán gọn nhẹ, dễ khai báo, có thể đăng ký phương pháp thuế khoán – chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hàng năm. |
Chỉ được sử dụng tối đa 10 lao động trực tiếp. |
Quy mô nhỏ, phù hợp cho cá nhân, hộ gia đình kinh doanh |
Chỉ được đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm, không thể mở thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác. |
Không yêu cầu về cơ cấu tổ chức quản trị rõ ràng, được áp dụng thuế khoán đối với thuế phải nộp |
Mỗi cá nhân chỉ được đứng tên đại diện thành lập một hộ kinh doanh. |
Mức thuế môn bài phải nộp mỗi năm khá thấp, chỉ dao động từ 300.000 - 1.000.000 đồng. |
Khi phát sinh cần xuất hóa đơn, HKD phải liên hệ cơ quan thuế để mua hóa đơn. Số lượng hóa đơn được phép mua bị hạn chế. |
Tùy thuộc vào mục tiêu thành lập, quy mô hoạt động và khả năng tài chính của bạn mà bạn có thể quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh phù hợp. Cụ thể:Nếu bạn chỉ cần hoạt động với quy mô nhỏ và có số vốn hạn chế, việc đăng ký hộ kinh doanh sẽ là lựa chọn thích hợp, giúp việc quản lý kinh doanh trở nên dễ dàng hơn.Nếu bạn có kế hoạch mở rộng và phát triển để kết nối với nhiều khách hàng và đối tác hơn, thành lập công ty sẽ là phương án tốt hơn, vì nó giúp xây dựng lòng tin mạnh mẽ với đối tác và khách hàng.
Hy vọng qua bài viết Phân biệt cách tính thuế giữa doanh nghiệp và hộ kinh doanh. So sánh ưu và nhược điểm này của Kế toán Lê Ánh, bạn đã có được cái nhìn tổng quan và định hướng phát triển, giúp bạn có thể đưa ra lựa chọn con đường kinh doanh hiệu quả và bền vững.
Xem thêm: