Lộ Trình Học Kế Toán Hộ Kinh Doanh Cá Thể

Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, việc nắm vững kiến thức kế toán trở nên vô cùng cần thiết. Học kế toán tốt không chỉ giúp bạn theo dõi các khoản thu chi, mà còn hỗ trợ trong việc lập kế hoạch tài chính, tối ưu hóa chi phí và đảm bảo tuân thủ các quy định về thuế.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện và thời gian để theo học các khóa đào tạo dài hạn tại các trường đại học. Hiểu được điều này, Kế toán Lê Ánh xin giới thiệu "Lộ Trình Học Kế Toán Hộ Kinh Doanh Cá Thể" – một hướng dẫn chi tiết và dễ hiểu dành cho những ai muốn tự học và ứng dụng kế toán vào quản lý kinh doanh của mình.

I. Khái niệm cơ bản về kế toán cho Hộ kinh doanh cá thể

Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ thực hiện kinh doanh cá thể là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân. Có các hình thức kinh doanh hộ gia đình nhỏ và vừa đang rất phổ biến và mang lại nhiều thu nhập cho người dân.

Hộ kinh doanh cá thể là hộ kinh doanh do cá nhân hoặc thành viên gia đình đăng ký, thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.

Trường hợp các thành viên trong gia đình muốn đăng ký trở thành hộ kinh doanh cá thể thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên trong hộ ủy quyền làm đại diện cho hộ kinh doanh sẽ trở thành chủ hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh cần có kế toán nếu là hộ kinh doanh quy mô lớn. Điều này áp dụng cho:
- Hộ có số lao động tham gia BHXH từ 10 người trở lên
- Doanh thu năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng đối với ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng
- Doanh thu năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng cho các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ.

Phân công kế toán:

Do đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tự quyết, có thể là người trong gia đình đảm nhiệm (vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh, chị, em ruột, con đẻ, con nuôi…) hoặc do người lao động ở các vị trí khác như thủ kho, thủ quỹ, quản lý kiêm nhiệm.
So với quy định tại Quyết định 169-200/QĐ-BTC yêu cầu hộ kinh doanh phải bố trí người có hiểu biết về nghiệp vụ kế toán thì việc phân công công tác kế toán ở HKD mở rộng và nới lỏng hơn.

Thực hiện chế độ kế toán:

Được chọn áp dụng theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC hoặc chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132/2018/TT-BTC, tùy theo nhu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động kinh doanh.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai bắt buộc phải áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC hoặc chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ. Ngoài ra, với các HKD, cá nhân kinh doanh không nộp thuế theo phương pháp kê khai có thể áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 88/2021/TT-BTC.

II. Tầm quan trọng của việc học Kế toán Hộ kinh doanh cá thể

Kế toán đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính và tuân thủ pháp luật của bất kỳ hình thức kinh doanh nào, kể cả hộ kinh doanh cá thể. Dù có quy mô nhỏ và hoạt động chủ yếu dưới hình thức gia đình, các hộ kinh doanh cá thể cũng không thể thiếu đi việc quản lý sổ sách và báo cáo tài chính một cách chính xác và minh bạch.

Các lợi ích khi chủ hộ kinh doanh học và hiểu kế toán:

- Hiểu rõ hơn về quy trình và các công việc của kế toán: Chủ hộ kinh doanh có thể theo dõi và kiểm tra công việc của bộ phận kế toán. Họ sẽ biết được các bước quan trọng như ghi chép giao dịch, lập báo cáo tài chính, định mức tính giá thành sản xuất và tự tin quản lý vận hành tốt các hoạt động kinh doanh

- Khi chủ hộ, cá nhân kinh doanh hiểu về kế toán, họ có thể đọc và hiểu báo cáo tài chính. Điều này giúp họ đưa ra quyết định kinh doanh dựa trên thông tin chính xác và đáng tin cậy.

- Có thể kiểm tra số liệu tài chính, phát hiện lỗi hoặc sai sót, và đưa ra biện pháp khắc phục. Điều này giúp họ duy trì tài chính ổn định cho hộ kinh doanh.

III. Lộ trình học Kế toán Hộ kinh doanh cá thể

Giai đoạn 1: Học các kiến thức tổng quan và quy định pháp lý của Hộ kinh doanh cá thể

Biết cách tạo cơ sở dữ liệu và khai báo các danh mục của hộ kinh doanh.

Học các khai báo mã hàng hóa và công nợ đầu kỳ

Giai đoạn 2: Học chi tiết các nghiệp vụ kinh tế trong Hộ kinh doanh cá thể

Biết cách hạch toán các hóa đơn mua hàng và theo dõi sổ quỹ tiền mặt

Phân hệ kế toán và các khoản giảm trừ…

lo-trinh-hoc-ke-toan-ho-kinh-doanh-ca-the-1
Giai đoạn 3: Học cách xử lý hóa đơn và lập các tờ khai thuế liên quan

Học cách cân đối và kiểm tra số liệu, xử lý các vấn đề như hàng tồn kho…

Các thủ tục hồ sơ và cách kê khai thuế

>>> Xem thêm: Các Loại Thuế Hộ Kinh Doanh Phải Nộp

Giai đoạn 4: Học về sổ sách kế toán và hoàn thiện báo cáo tài chính

>>> Xem thêm:

Danh Mục Chứng Từ Kế Toán Cho Hộ Kinh Doanh, Cá Nhân Kinh Doanh

Quy Định Về Chứng Từ Kế Toán Cho Hộ Kinh Doanh Theo Thông Tư 88/2021/TT-BTC

Quy Định Về Các Loại Sổ Kế Toán Cho Hộ Kinh Doanh Theo Thông Tư 88/2021/TT-BTC

IV. Các nguồn học và tài liệu tham khảo:

1. Khóa học ngắn hạn

Có nhiều khóa học kế toán được thiết kế đặc biệt dành cho chủ hộ, cá nhân kinh doanh. Một số khóa học nổi bật bao gồm:

- Khóa học nguyên lý kế toán: Cung cấp kiến thức cơ bản về các nguyên lý kế toán, nội dung chính bao gồm:

Phần 1: Một số vấn đề về kế toán

Phần 2: Làm chủ Tài khoản kế toán

Phần 3: Định khoản Kế toán

- Khóa học Kế toán Hộ kinh doanh cá thể: Khóa học tập trung vào các kỹ năng và công việc kế toán phải làm trong hộ kinh doanh, giúp chủ hộ hiểu rõ được hồ sơ sổ sách cũng như tự tin quản lý vận hành tốt các hoạt động kinh doanh, nội dung chính bao gồm:

Phần 1: Hướng dẫn tổng quan về Hộ Kinh doanh cá thể

  • Giới thiệu chung về Hộ Kinh Doanh Cá Thể
  • Hướng dẫn chi tiết cách tạo cơ sở dữ liệu của hộ kinh doanh.
  • Khai báo các danh mục phòng ban, nhân viên.
  • Hướng dẫn khai báo danh mục tài khoản ngân hàng.
  • Hướng dẫn cách khai báo mã hàng hóa đầu kỳ.
  • Khai báo công nợ đầu kỳ.
  • Cách khai báo và cập nhật tồn kho đầu kỳ.

Phần 2: Hướng dẫn chi tiết các nghiệp vụ kinh tế trong khóa học kế toán hộ kinh doanh cá thể

  • Hạch toán hóa đơn mua hàng hóa về nhập kho thanh toán ngay, chưa thanh toán.
  • Hạch toán các hóa đơn mua hàng hóa về không qua kho xuất bán ngay cho khách hàng.
  • Hạch toán các hóa đơn mua chi phí phân bổ vào giá mua hàng hóa làm tăng giá vốn của hàng hóa lên.
  • Kế toán tiền mặt và việc theo dõi sổ quỹ tiền mặt vào từng thời kỳ.
  • Hạch toán tiền kế toán ngân hàng và việc theo dõi chi tiết số dư chi tiết tài khoản từng ngân hàng.
  • Phân hệ kế toán bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu như hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán,…
  • Phân hệ kế toán bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu như hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán,…
  • Phân hệ kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương áp dụng theo chế độ bảo hiểm mới nhất.

Phần 3: Hướng dẫn chi tiết cách Xử lý các nội dung sau khi nhập liệu trên hóa đơn, chứng từ

  • Cân đối số liệu và Kiểm tra số liệu báo cáo xem đã đúng và hợp lý không.
  • Nhận biết từng tài khoản giữa chi tiết và tổng hợp đã hợp lý chính xác hay chưa? Cách sửa sai các chỉ tiêu trên báo cáo.
  • Xử lý các vấn đề như hàng tồn kho, cân đối giữa doanh thu và chi phí, các vấn đề sai sót về tài sản cố định, công cụ dụng cụ giữa chi tiết và tổng hợp so với báo cáo.
  • Cân đối số dư về tiền nộp ngân sách hàng tháng, quý.
  • Cách xem báo cáo công nợ phải thu của khách hàng, công nợ phải trả cho nhà cung cấp.

Phần 4: Hướng dẫn chi tiết cách lập các tờ khai thuế liên quan

  • Các thủ tục hồ sơ khai thuế theo tháng/quý cần lưu ý.
  • Cách kê khai – nộp các loại thuế như lệ phí môn bài, GTGT, TNCN, thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên,…

Phần 5: Hướng dẫn chi tiết cách Hoàn thiện sổ sách, báo cáo tài chính

  • Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ (Mẫu số S1- HKD).
  • Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa(Mẫu số S2-HKD).
  • Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh(Mẫu số S3-HKD).
  • Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN (Mẫu số S4-HKD).
  • Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động (Mẫu số S5-HKD).
  • Sổ quỹ tiền mặt (Mẫu số S6-HKD).
  • Sổ tiền gửi ngân hàng (Mẫu số S7-HKD).

Tham gia khóa học Kế toán Hộ kinh doanh cá thể tại trung tâm Lê Ánh, bạn sẽ nhận được các lợi ích sau:

- Hiểu sâu hơn về công việc của một kế toán hộ kinh doanh cá thể

- Thành thạo mọi nghiệp vụ hạch toán chi tiết các tài khoản kế toán hộ kinh doanh cá thể

- Thành thạo định mức tính giá thành sản xuất – quy trình hạch toán thương mại

- Tự mình hoàn thiện sổ sách nhanh và chính xác nhất cho hộ kinh doanh

- Hoàn tất mọi báo cáo liên quan – va chạm tình huống thực tế

- Tự tin quản lý vận hành tốt hoạt động kinh doanh

- Hiểu rõ hồ sơ sổ sách tiếp nhận bàn giao công việc với kế toán hộ kinh doanh

- Đúc kết những kỹ năng & kinh nghiệm thực tế sau khi hoàn thành khoá học thực tế

- Được các chuyên gia giỏi trực tiếp hướng dẫn đến khi thành thạo; tư vấn trọn đời 24/7 trong và sau khóa học; được kết nối tuyển dụng và hướng dẫn viết CV xin việc

2. Sách và tài liệu tham khảo

Đọc sách và tài liệu chuyên ngành là cách hiệu quả để bổ sung kiến thức kế toán. Một số cuốn sách và tài liệu hữu ích bao gồm:

Sách về "Nguyên lý Kế toán"

Sách về "Chế độ Kế toán Hộ Kinh Doanh, Cá Nhân Kinh Doanh Và Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa’’ của NXB Tài chính

Sách "Cẩm nang Thuế và Kế toán Hộ kinh doanh"

3. Trang web và diễn đàn

Các trang web và diễn đàn trực tuyến là nguồn tài liệu phong phú, cung cấp thông tin cập nhật và hỗ trợ bạn trong quá trình học kế toán. Một số trang web và diễn đàn hữu ích bao gồm:

Ketoanleanh.edu.vn: Trang web cung cấp các khóa học kế toán chất lượng, bài viết chuyên sâu và hỗ trợ học viên trong quá trình học tập.

Group cộng đồng kế toán: https://www.facebook.com/groups/congdongketoanvietnamofficial

Học kế toán là một yếu tố quan trọng giúp hộ kinh doanh cá thể quản lý tài chính hiệu quả, tuân thủ quy định pháp luật, tối ưu hóa chi phí và thuế, đưa ra quyết định kinh doanh chính xác, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển kỹ năng cá nhân. Điều này không chỉ giúp hộ kinh doanh tồn tại và phát triển mà còn mở ra nhiều cơ hội mới trong tương lai. Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ admin Kế toán Lê Ánh, hy vọng bạn sẽ tìm được một Lộ trình học Kế toán Hộ kinh doanh cá thể phù hợp với mình.