Quy định thanh toán bù trừ công nợ mới nhất năm 2016
Thanh toán bù trừ công nợ được coi là một trong những phương thức thanh toán qua ngân hàng. Doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ các chứng từ liên quan.
Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn các quy định về thanh toán bù trừ công nợ.

1. Căn cứ về thanh toán bù trừ công nợ
Về thanh toán bù trừ công nợ được quy định ở:
- Thông tư 129/2008/TT-BTC về điều kiện khấu trừ thuế GTGT
- Điều 15, Thông tư 06/2012 BTC quy định về “Các trường hợp được coi là thanh toán qua ngân hàng để khấu trừ thuế GTGT đầu vào”
- Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 quy định và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế GTGT
- Thông tư 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng.
- Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.
- Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT và quản lý thuế tại nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2104 của BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
2. Lưu ý khi thanh toán bù trừ công nợ
- Chỉ được bù trừ công nợ của cùng một đối tượng khách hang
- Khi bù trừ công nợ phải có văn bản xác nhận của hai bên về thanh toán bù trừ công nợ.
3. Hồ sơ thanh toán bù trừ công nợ

- Bảng công nợ chi tiết đã thanh toán và còn nợ của khách hàng.
- Hợp đồng kinh tế (có ghi rõ phương thức thanh toán nếu chưa có quy định thanh toán bù trừ công nợ thì ký phụ lục hợp đồng bổ sung phương thức thanh toán bù trừ công nợ).
- Thanh lý hợp đồng.
- Biên bản giao hàng hay nghiệm thu, xuất kho.
- Bản đối chiếu công nợ có ký tá xác nhận của hai bên.
- Các chứng từ đã từng thanh toán của hai bên: phiếu chi, giấy báo Nợ…
- Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thông thường.
- Biên bản bù trừ công nợ có xác nhận của hai bên.
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng (nếu có) đối với phần chênh lệch sau khi bù trừ công nợ.
4. Cách hạch toán thanh toán bù trừ công nợ
a. Hạch toán hàng hoá dịch vụ bán ra:
+ Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 131 (Chi tiết đối tượng)
Có TK 511,
Có TK 33311
+ Ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 152, 154, 155, 156
b. Hạch toán hàng hoá dịch vụ mua vào:
Nợ TK 152, 153, 156, 211,…
Nợ TK 1331
Có TK 331 (chi tiết đối tượng)
c. Hạch toán bù trừ Công nợ:
Nợ TK 331
Có TK 131
Trên đây, Kế toán Lê Ánh đã thông tin đến các bạn chi tiết quy định thanh toán bù trừ công nợ mới nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm!
Để tìm hiểu cách lập biên bản bù trừ công nợ các bạn tải về và tham khảo hướng dẫn qua bài viết Mẫu biên bản bù trừ công nợ mới nhất
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!
Nếu như bạn muốn theo học kế toán thì có thể liên hệ:
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
Hiện tại trung tâm Lê Ánh có đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu ở các cơ sở của trung tâm tại Hà Nội và TPHCM, để biết thêm thông tin chi tiết về các khoá học, vui lòng truy cập địa chỉ web: https://ketoanleanh.edu.vn/
Đánh giá: