Mua Tài sản cố định dưới hình thức trao đổi với Tài sản cố định không tương tự

Mua tài sản cố định dưới dạng trao đổi với Tài sản không phát sinh tương đối nhiều trong doanh nghiệp. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, kế toán trưởng phụ trách lớp học kế toán tại Lê Ánh sẽ hướng dẫn bạn tìm kiếm tài liệu dưới dạng trao đổi với Tài sản không tương thích.

tai-san-co-dinh

>>>> Xem thêm: Hạch toán TSCĐ thuê tài chính

I. Mua tài sản cố định dưới dạng trao đổi không tương tự là gì?

Mua tài sản cố định dưới hình thức trao đổi không tương tự là việc mua các tài sản cố định với mức giá cao hơn hoặc thấp hơn giá của TSCĐ mang đi trao đổi.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác, được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi. Sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về cộng các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, (Không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự(tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự , trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương) Trong trường hợp này không có bất kỳ khoản lãi hay khoản lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi.

II. Cách hạch toán mua TSCĐ dưới hình thức trao đổi với TSCĐ không tương tự

Khi thực hiện nghiệp vụ này, kế toán phải thực hiện các bút toán như sau:

  • Khi giao TSCĐ hữu hình cho bên trao đổi. Định khoản như sau:

Nợ TK 811- Chi phí khác( Giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214-Hao mòn TSCĐ( Gíá trị đã khấu hao)

Có TK 211-TSCĐ hữu hình( nguyên giá).

  • Đồng thời ghi tăng thu nhập do trao đổi TSCĐ.

Nợ TK 131-Phải thu của khách hàng( đây là tổng giá thanh toán)

Có TK 711-Thu nhập khác( chính là giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp ( nếu có)

  • Khi nhận được TSCĐ hữu hình do trao đổi ghi:
    Nợ TK 211-TSCĐ hữu hình ( đây là giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về)

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ( nếu có)

Có TK 131-Phải thu của khách hàng(chính là tổng giá thanh toán)

  • Trường hợp phải thu thêm tiền do giá trị của TSCĐ đưa đi trao đổi lớn hơn giá trị của TSCĐ nhận được trong quá trình trao đổi, khi nhận được tiền của bên có TSCĐ trao đổi, chúng ta ghi

Nợ TK 111, 112( số tiền đã thu thêm)

Có TK 131-Phải thu của khách hàng.

  • Trường hợp phải trả tiền thêm do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị hợp lý cuả TSCĐ nhận được do trao đổi, khi trả tiền cho bên có TSCĐ trao đổi, chúng ta ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng,

Có TK 111, 112.

tai-san-co-dinh

Đối với những tài sản cố định có giá trị lớn được quy đinh khấu hao theo quy định của Bộ tài chính

III. Ví dụ thực tế về Mua Tài sản cố định dưới hình thức trao đổi với Tài sản cố định không tương tự

Ví dụ: Công ty phát hành sách Hà Nội trao đổi với công ty phát hành sách TP Hồ Chí Minh bản quyền độc quyền phát hành sách văn học, đã được Bộ Văn Hóa, thể thao và Du lịch công nhận,trong thời gian 15 năm(từ 2008-2023)trong cả nước để đổi lấy bản quyền phát hành đĩa nhạc của tác giả Trịnh Công Sơn trong vòng 10 năm như sau:

+Nguyên giá của bản quyền độc quyền phát hành sách văn học là 150.000.000đ. Công ty đã phát hành được 2 năm(từ năm 2006), biết rằng công ty tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

+Theo thỏa thuận thì công ty phát hành sách Hà Nội phải trả thêm cho công ty phát hành sách TP Hồ Chí Minh là 20.000.000đ trên cơ sở công ty định gá bản quyền phát hành sách văn học là 160.000.000đ(chưa tính thuế GTGT 10%)

Như vậy, nguyên giá của bản quyền phát hành dĩa ca nhạc của tác giả Trịnh Công Sơn là 180.000.000đ (=160.000.000+20.000.000).

+Căn cứ vào các hồ sơ trao đổi TSCĐ vô hình, ghi:

Nợ TK 2143:          20.000.000đ

Nợ TK 811:            130.000.000đ

 Có TK 2113:      150.000.000đ

+ Phản ánh số thu nhập do trao đổi bản quyền sách văn học,ghi:

Nợ TK 131:                        176.000.000đ

Có TK 711:                         160.000.000đ

Có TK 3331:                        16.000.000đ

+ Phản ánh tăng TSCĐ vô hình là bản quyền phát hành đĩa ca nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhận về do trao đổi, ghi:

Nợ TK 2113:                         180.000.000đ

Nợ TK 133:                           18.000.000đ

   Có TK 131: 198.000.000đ

+ Xuất quỹ tiền mặt trả thêm cho công ty phát hành sách Thành phố Hồ Chí Minh,ghi:

Nợ TK 131:                       22.000.000đ

Có TK 111:                        22.000.000đ

Trên đây, kế toán Lê Ánh đã hướng dẫn các bạn cách hạch toán mua tài sản cố định dưới hình thức trao đổi với tài sản cố định không tương tự. Để tìm hiểu thêm các nghiệp vụ kế toán về tài sản cố định các bạn có thể theo dõi thêm các bài viết:

Để nhanh chóng thành thạo nghiệp vụ kế toán, bạn có thể tham gia khóa học kế toán tại Trung tâm Lê Ánh

Ngoài chương trình đào tạo kế toán, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu ở hà nội và tphcm được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Từ khóa liên quan: tài sản cố định hữu hình, TSCĐ hữu hình không tương tự, nguyên giá TSCĐ hữu hình, trao đổi TSCĐ hữu hình, tài sản cố đinh Mua Tài sản cố định dưới hình thức trao đổi với Tài sản cố định không tương tự?hữu hình là gì, cách hạch toán TSCĐ hữu hình, học kế toán thực hành ở đâu tốt.